Thông tin mới nhất về đề thi trung học phổ thông quốc gia 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 27-4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức họp báo để thông tin về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học 2018. Nhiều thông tin liên quan đến đề thi đã được Bộ tiết lộ.
 

 

Theo ông Sái Công Hồng, Cục phó Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có hai mục đích, vừa xét công nhận tốt nghiệp, vừa sử dụng kết quả để xét tuyển vào các trường đại học nên đề thi vẫn phải bám vào hai mục đích này.

Cấu trúc đề thi năm 2018 vẫn giữ tỷ lệ như mọi năm với 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao để phân loại thí sinh.

Một điểm khác so với năm 2017 là đề sẽ có thêm nội dung của lớp 11, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12. Tỷ lệ nội dung lớp 11 chiếm khoảng 20 đến 30%, lớp 12 chiếm khoảng 20 đến 80%.

“Do có sự thay đổi về nội dung đề nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm công bố đề tham khảo để học sinh và giáo viên có định hướng ôn tập”, ông Hồng nói.

Cũng theo ông Hồng, mục đích quan trọng nữa của việc công bố đề thi tham khảo là để bộ phận ra đề nhận những phản hồi từ giáo viên, học sinh để xây dựng đề chính thức phù hợp.

Đề thi chỉ được xây dựng khi hội đồng làm đề đã được cách ly hoàn toàn.

“Hiện nay Cục Quản lý chất lượng đang chọn mẫu, định hướng các câu hỏi thi để các thành viên hội đồng làm việc khi cách ly, làm sao câu hỏi thi sát với thực tế học tập của các em. Đề thi được tính toán phù hợp, vừa có cơ bản, vừa có phân loại. Tôi cũng nhận được một số ý kiến phản ánh đề minh họa khó. Chúng tôi cũng đã và đang cố gắng để làm sao có đề hoàn thiện. Đề sẽ có 4 nhóm cấp độ, từ dễ đến trung bình, khó và rất khó. Các em cứ làm tuần tự từ đầu đến cuối đề, càng về cuối đề càng khó,” ông Hồng chia sẻ.

Cũng theo ông Hồng, cách ra đề năm nay có một vài điều chỉnh.

Cụ thể, với đề các môn khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học, các câu hỏi khó không khó về tính toán nhưng sẽ khó về bản chất, hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý. Sẽ có các câu hỏi về thí nghiệm.

Môn Toán cũng sẽ có câu hỏi mang tính lý thuyết của toán học, để học sinh hiểu thực sự bản chất của toán chứ không chỉ là các bước giải.

“Chúng tôi xác định đề thi sẽ quay lại xác nhận lại hiệu quả qúa trình học, tất nhiên số câu hỏi này không quá nhiều. Chúng tôi vẫn liên tục đón nhận các thông tin phản hồi để có đề thi tốt nhất,” ông Hồng nói.

Phạm Mai/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.