Điểm nổi bật, đáng lưu ý của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có điểm mới là điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển giảm, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có một số điểm mới như: điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển năm nay được làm tròn tới 2 chữ số thập phân, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH…

Để giúp thí sinh chọn trường, ngành học phù hợp với năng lực, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) giải thích rõ hơn về những điểm mới của kỳ thi năm nay.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT).
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT).

Điểm ưu tiên, xét tuyển giảm mạnh

- PV: Xin bà cho biết những điểm mới của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Những thay đổi của quy chế tuyển sinh năm nay không nhiều. Nhìn chung, các quy chế tuyển sinh năm nay giữ ổn định như năm 2017, chỉ có một số thay đổi.

Thứ nhất, điểm ưu tiên khu vực được giảm đi 50% so với mức 2017 trở về trước.

Như vậy, từ năm 2018 điểm ưu tiên khu vực được cộng cao nhất là 0,7 điểm thay vì 1,5 điểm như năm 2017. Độ chênh lệch giữa các vùng miền không còn cao nữa thì mức điểm này hạ xuống để phù hợp với mức độ phát triển của các vùng cao, vùng xa, vùng khó khăn.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT sẽ không quy định điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng vào các trường ĐH, trừ các ngành đào tạo giáo viên. Quyền này được trao cho các trường, các trường được tự chủ, xác định ngưỡng đầu vào cho nó hợp với chính sách tuyển sinh, chính sách chất lượng của từng trường.

Thứ ba, điểm xét tuyển năm nay được làm tròn tới 2 chữ số thập phân nên các em cần chú ý để giành từng điểm một.

Thứ tư, các trường phải công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp của 2 năm trước, đó là thông tin hữu ích cho các em để biết rằng  ngành nào, trường nào ngành đó có chất lượng, phù hợp với bản thân.

Không có chuyện phải đạt 5 điểm/môn mới đỗ tốt nghiệp THPT

- PV: Có thông tin cho rằng, theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần phải đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Liệu cách hiểu này có đúng không và bà có thể giải thích rõ hơn về điều này?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT năm 2018 hầu như không có thay đổi so với năm 2017. Trong đó, về điều kiện xét công nhận tốt nghiệp không có chuyện yêu cầu mỗi môn thi thành phần của thí sinh phải đạt mức tối thiểu 5 điểm. Mức điểm xét tốt nghiệp là 5 được tính là điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia (đăng ký để xét tốt nghiệp) cộng với điểm trung bình các môn học lớp 12 chia cho 2 và cộng với điểm ưu tiên. Như vậy, không có chuyện thi THPT quốc gia phải đạt 5 điểm một môn mới đỗ tốt nghiệp như mạng xã hội đưa thông tin.

Thí sinh chỉ được 1 lần thay đổi nguyện vọng

- PV: Năm nay, việc đăng ký thi và thay đổi nguyện vọng của thí sinh được tiến hành như thế nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Bộ GD-ĐT cũng đang lên kế hoạch dự kiến để các thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia từ 1 – 20/4/2018. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng dự kiến là từ 18 – 26/7/2018 sau khi cập nhật đầy đủ dữ liệu về điểm thi, tương quan điểm thi thì các thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng.

Năm nay, thí sinh vẫn chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất và đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của thí sinh. Ví dụ, một em thí sinh đăng ký 7 nguyện vọng. Trong đó, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 4, nguyện vọng 6, nguyện vọng 7. Vậy thí sinh sẽ chỉ được nhập học vào nguyện vọng 4, đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của em thí sinh này.

Thí sinh cần tìm hiểu kỹ ngành học phù hợp với nguyện vọng

- PV: Bà đưa ra lời khuyên như thế nào cho các thí sinh trong quá trình đăng ký, thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Từ năm trước thì các thí sinh được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, mỗi em có suy nghĩ, định hướng, phạm vi cũng như lựa chọn của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vấn đề không nằm ở việc đăng ký bao nhiêu nguyện vọng mà quan trọng là các em có được những thông tin thiết thực, ý nghĩa trực tiếp với nguyện vọng mình hay không.

Các em có hiểu ngành học, năng lực, nguyện vọng, sở trường của mình như thế nào để chọn những ngành học phù hợp không? Nếu mà các em có đầy đủ thông tin thì các em nên chọn trong khoảng từ 3-5 nguyện vọng.

Trong những nguyện vọng đó, sẽ có những nguyện vọng thấp hơn năng lực của các em, cũng có những nguyện vọng đúng với năng lực các em để tăng tỷ lệ trúng tuyển.

Tuy nhiên, cũng có những nguyện vọng cao hơn các em một chút thì giúp các em có định hướng phấn đấu. Nếu hiểu rõ các nguyện vọng đó thì tôi tin chỉ cần 3-5 cùng lắm là 6 thì các em có thể xác định được khả năng trúng tuyển cao.

Thực tế trong những năm qua, mức trung bình thì 50-70% các em đăng ký trong khoảng 3-5 nguyện vọng.

- PV: Xin cảm ơn bà!.

Bích Lan/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.