Hơn 1.200 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư-phó giáo sư năm 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
 

 

Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người. Trong đó, có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Như vậy, so với năm 2016, số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn 534 người (năm 2016 là 702 người).

Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, cho biết năm nay, số lượng ứng viên tăng do hạn nộp hồ sơ muộn hơn gần sáu tháng so với năm 2016. Theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm. Mặt khác, có thể các ứng viên mong muốn được xét theo quy định hiện hành trước khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn chức danh.

Năm 2017, người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất sinh năm 1982, năm nay tròn 36 tuổi, đó là ông Phạm Hoàng Hiệp, giáo sư ngành toán học, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Giáo sư lớn tuổi nhất sinh năm 1943, năm nay tròn 75 tuổi là bà La Huệ Cẩm, giáo sư ngành Ngôn ngữ học, công tác tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số 85 giáo sư được công nhận, ngành y học có số người đạt chuẩn giáo sư nhiều nhất là 19 người. Số người đạt phó giáo sư của ngành này là 172 người.

Theo tính toán, tuổi trung bình của giáo sư năm nay là 53. Tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư với nữ tăng lên 28-29%. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư nhiều nhất.

Điều đặc biệt trong 1.226 cá nhân đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư thì có một phụ nữ dân tộc Nùng được phong phó giáo sư thuộc Hội đồng Quân sự.

Việt Hà/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.