Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1-2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ tháng 1-2018, hàng loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực như "khai tử" xăng RON 92, tăng lương tối thiểu vùng, điều chỉnh chế độ nghỉ hưu...

Vi phạm hành chính về xây dựng phạt đến 1 tỷ đồng

Có hiệu lực từ ngày 15-1-2018, Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27-11-2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

 

Vi phạm hành chính về xây dựng có thể bị phạt 1 tỷ đồng.
Vi phạm hành chính về xây dựng có thể bị phạt 1 tỷ đồng.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1 tỷ đồng; trong lĩnh vực  khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300 triệu đồng.

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ một số trường hợp). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ôtô 7-9 chỗ phải dán nhãn năng lượng trước khi ra thị trường

Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BGTVT về dán nhãn năng lượng đối với ôtô con trên 7-9 chỗ.

Theo đó, ôtô con 7-9 chỗ được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời hoàn toàn mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.

Thông tư 40 không áp dụng đối với các xe trực tiếp phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, xe ngoại giao, lãnh sự...

Ôtô “quá đát” sẽ bị thu hồi

Quyết định 16/2015 của Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, quy định ôtô và xe gắn máy sẽ tiến hành thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018. Quy định áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng ôtô, trừ các trường hợp: Ôtô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); ôtô chuyên dùng (có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt), rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

Quy định nêu rõ trách nhiệm của nhà sản xuất phải tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình, tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam và thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định. Sau đó tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải. Khi tự thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ các nhà sản xuất sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Đối với người sử dụng có thể tự chuyển sản phẩm thu hồi đến điểm thu hồi hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi. Các tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải thực hiện trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ…

Mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án

Nghị định 115/2017/NĐ-CP ngày 16/10/2017 quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp có hiệu lực từ 1/1/2018.

Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.

Ngoài các chính sách trên, từ 1/1/2018, nhiều Bộ luật, Luật cũng có hiệu lực như: Bộ Luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật Trợ giúp pháp lý...

Thắng Quang/zing

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Việc tử tế giữa đời thường

Việc tử tế giữa đời thường

(GLO)-Nhặt được của rơi trả lại người mất hay giúp người đi lạc trở về với gia đình là những việc tử tế mà nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã làm. Những việc làm ấy đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy văn minh xã hội, hướng tới các giá trị tiến bộ và nhân văn.