Nâng cao chất lượng dân số để phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2017, chủ đề Ngày Dân số Thế giới được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) lựa chọn là “Kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao vị thế con người và phát triển đất nước phồn vinh”. Qua đó, mỗi quốc gia nhìn lại việc kiểm soát và phát triển dân số, từ đó có những hoạt động thiết thực, góp phần giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số.

  Tuyên truyền công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số.                                                                                                           Ảnh: T.N
Tuyên truyền công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N

Theo UNFPA, đầu tư vào công tác kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) chính là nhằm cải thiện sức khỏe và góp phần thực hiện quyền cho phụ nữ và các cặp vợ chồng. Hơn nữa, KHHGĐ là một phần nội dung quyền con người. Dựa vào quyền con người sẽ giúp phụ nữ được trao quyền và nâng cao vị thế làm cơ sở để họ có thể đưa ra quyết định sinh ít con hơn và có thể sinh con muộn hơn.

Theo ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân và lòng nhiệt tình của đội ngũ làm công tác dân số-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, công tác dân số ở tỉnh ta đã đạt được những kết quả tích cực. Quy mô gia đình ít con được mọi tầng lớp trong xã hội hưởng ứng. Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh, thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số ở các huyện, thị xã, thành phố được triển khai sâu rộng. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại trên địa bàn tỉnh đạt 70,5%. Số trẻ em sinh ra trong 6 tháng đầu năm là 11.360 cháu. Tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 22,7%; mức giảm tỷ lệ sinh 0,6%o; tỷ lệ tăng tự nhiên 12,34%o và tỷ số giới tính khi sinh 108/100 (trẻ trai/ trẻ gái-mức chênh lệch trong tỷ lệ cho phép). Chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ ở 17 huyện, thị xã, thành phố và các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo dân tộc thiểu số khi sinh con… được triển khai có hiệu quả, tác động tích cực đến nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2020, chương trình y tế-dân số và các mô hình, đề án liên quan đến nâng cao chất lượng dân số được đầu tư kinh phí thấp, Chương trình mục tiêu y tế-dân số chưa được phê duyệt. Ngoài ra, khi nói về giảm mức sinh, nâng cao chất lượng dân số, các cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở mới chỉ chú trọng tới các chỉ số: tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ giới tính… mà chưa quan tâm nhiều đến nâng cao chất lượng dân số. Trong khi đó, việc nâng cao chất lượng dân số lại có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước, đó là thể lực, trí tuệ, mức sống và ý thức xã hội… Bên cạnh đó, Gia Lai là một tỉnh miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện địa lý phức tạp, vẫn còn những hủ tục và vẫn là tỉnh có mức sinh cao so với toàn quốc. Tâm lý muốn có đông con, phải có đủ trai, gái và điều kiện kinh tế còn khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nâng cao chất lượng dân số.

Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, trong thời gian tới, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh tiếp tục xác định công tác truyền thông vẫn là giải pháp quan trọng để đưa các chính sách, mục tiêu về dân số đến với người dân. “Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt các quyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Phụ nữ lựa chọn thực hiện KHHGĐ sẽ có sức khỏe tốt hơn và có thể giảm các rủi ro liên quan tới tử vong mẹ. Việc tuyên truyền để người mẹ giãn khoảng cách giữa các lần sinh cũng sẽ tạo điều kiện để trẻ sinh ra mạnh khỏe hơn và có thể giảm các nguy cơ tử vong trong 5 năm đầu đời. Mặt khác, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhiều lựa chọn hơn và được chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt. Qua đó, phụ nữ cũng có thể tìm kiếm và duy trì các công việc có thu nhập cao hơn, góp phần ổn định kinh tế gia đình. Khi kinh tế gia đình ổn định, con cái được hưởng các cơ hội học tập, chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đó cũng là tiền đề để nâng cao chất lượng dân số trong tương lai”-ông Lân nhấn mạnh thêm.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
 Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 2 phụ nữ nghèo

(GLO)- Chiều 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội LHPN xã Phú An và Câu lạc bộ tấm lòng vàng thị xã An Khê thực hiện phần việc “trách nhiệm với cộng đồng” và phát động cuộc thi “Phụ nữ Gia Lai khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.