Chữ "hiếu"của người xa quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc sống xa quê hương đã dạy cho họ hiểu rằng, chỉ có đơn độc mới khiến người ta ngã gục trước khó khăn, nhưng chỉ cần có sự yêu thương đùm bọc, chia sẻ thì không biến cố nào khiến họ lùi bước. Đó là lý do vì sao hội “Hiếu” của những người xa quê ở xã biên giới Ia Dom (huyện Đức Cơ) ra đời.
 

Ông Hoàng Văn Thanh (bên trái) lật giở cuốn sổ tay ghi chép cẩn thận những trường hợp đã được hội “Hiếu” giúp đỡ vượt qua hoạn nạn.   Ảnh: M.C
Ông Hoàng Văn Thanh (bên trái) lật giở cuốn sổ tay ghi chép cẩn thận những trường hợp đã được hội “Hiếu” giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. Ảnh: M.C

Ra đời cách đây đúng 10 năm (năm 2007), hội “Hiếu” của những người dân tộc thiểu số phía Bắc như: Tày, Nùng, Mán, Sán Dìu... đang sinh sống tại xã biên giới Ia Dom trở thành chỗ dựa tinh thần cho các gia đình mỗi khi gặp khó khăn. Hội “Hiếu” có những quy định, nội quy cụ thể, dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các thành viên. Ông Hoàng Văn Thanh (dân tộc Tày)-Hội trưởng cho biết: “Các gia đình mỗi khi gặp hoạn nạn hoặc trong nhà có chuyện buồn sẽ không bao giờ đơn độc, mà luôn có các thành viên trong hội giúp đỡ, chia sẻ, gánh vác khó khăn. Không chỉ chia sẻ về mặt tinh thần, các thành viên còn chung sức gánh vác mọi chi phí phát sinh để gia đình gặp chuyện khó, chuyện buồn sẽ không phải lo nghĩ thêm về vấn đề tiền bạc”.

Hội có tiêu chí rõ ràng là chia sẻ, giảm nhẹ chuyện buồn, xây dựng cộng đồng đoàn kết, phát triển kinh tế theo truyền thống “ba cây chụm lại”, “lá lành đùm lá rách”. Vì thế, hội “Hiếu” quy ước, trong quá trình giải quyết công việc, dù không bằng lòng, xích mích chuyện gì cũng tuyệt đối không được to tiếng để tránh làm phiền lòng thêm gia chủ. Các thành viên phải đợi cuộc họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm khi xong việc mới được trình bày để cả hội cùng giải quyết. Ai vi phạm quy chế đều bị xử phạt nghiêm. “10 năm qua, hội “Hiếu” đã giúp đỡ hàng chục trường hợp khó khăn, hoạn nạn nhưng chưa bao giờ xảy ra cãi cọ, mất đoàn kết. Hội trở thành chỗ dựa vững vàng cho các gia đình xa quê”-ông Thanh cho biết thêm.

Là người xa quê hương đã ngót 15 năm, theo ông Thanh, sự ra đời của hội “Hiếu” giúp gia đình ông vững chãi hơn trên miền đất mới. Ông đến vùng đất Ia Dom năm 2004 sau khi đã đi qua 7-8 vùng đất khác nhau trên khắp dải đất miền Nam Trung bộ-Tây Nguyên. Ông kể: “Gia đình tôi là một trong những hộ dân tộc thiểu số phía Bắc đến Ia Dom từ khá sớm. Xã biên giới những năm đó còn khó khăn lắm. Hội “Hiếu” ra đời giống như có người bảo vệ, che chở để những người xa quê an tâm làm ăn, không phải tha phương nữa. Chúng tôi nghĩ rằng, trong hoạn nạn sẽ không đơn độc mà luôn có sự giúp đỡ của cộng đồng”. Ông Thanh cho biết thêm, trong số 42 hộ dân tộc thiểu số phía Bắc đang sinh sống tại làng Mook Trê (xã Ia Dom), chỉ có 2 hộ cận nghèo. Các hộ khác đều làm ăn khá giả với diện tích điều, cao su hàng chục ha. Đa số người dân làm công nhân cao su cho các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. “Gia đình tôi có 6 ha cao su đang khai thác và 5 ha điều. Đời sống kinh tế khá ổn định. Các hộ có điều kiện vẫn thường xuyên giúp đỡ các gia đình khó khăn, vì thế, mục tiêu sắp tới là cộng đồng người dân tộc thiểu số ở đây sẽ “xóa sổ” hộ nghèo”-ông nói.

Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Ngày 15-4, Ban tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn” với chủ đề “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh-Ý chí, trí tuệ Việt Nam” đã thông báo danh sách thí sinh đạt giải tại kỳ thi thứ 6.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.