Nỗ lực tiếp nhận trẻ mồ côi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, tỉnh ta có 2.200 trẻ em mồ côi, trong đó, không ít em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đủ điều kiện để vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh nuôi dưỡng. Tuy nhiên, do người thân của các em nhận thức còn hạn chế khiến việc vận động trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt vào Trung tâm gặp khó khăn.  

Thấy 4 chị em Đinh Thị Đên (SN 2006), Đinh Thị Đin (SN 2008), Đinh Thị Đêm (SN 2010) và Đinh Thị Đớt (SN 2015) ở làng Kúc Gmối (xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) phải bỏ học giữa chừng khi cả bố và mẹ qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều người dân đã báo cho Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Khi nhận được tin, cán bộ Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội (Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh) đã tìm về tận nơi, phối hợp với chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn gia đình làm thủ tục đưa các cháu vào Trung tâm.  Gia đình bên ngoại đồng ý đưa 4 cháu và bà ngoại là Đinh Thị Gang vào Trung tâm (bà Gang hiện tuổi cao sức yếu, neo đơn-P.V) nhưng bên nội lại phản đối kịch liệt dù không nuôi các cháu.

 

Trẻ em mồ côi ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Ảnh: Đ.Y
Trẻ em mồ côi ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Ảnh: Đ.Y

Bà Võ Thị Hồng Thu-cán bộ Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội (Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh), chia sẻ: Hoàn cảnh 4 cháu rất thương tâm. Hiện các cháu ở với bà ngoại trong căn nhà xập xệ có thể đổ sập bất cứ lúc nào.  Hơn nữa, bà ngoại già yếu không đủ sức khỏe, điều kiện để chăm sóc các cháu. Ngày đầu vận động hai bên nội, ngoại đồng ý nhưng hôm sau bên nội lại tìm mọi cách không tiếp cận với cán bộ Trung tâm và chính quyền địa phương. Không chỉ phải nghỉ học, cháu Đinh Thị Đên và Đinh Thị Đin còn phải đi làm thuê phụ giúp bà ngoại nuôi các em.

Tương tự, ở làng Dung Rơ (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa), 3 chị em Siu, Sưk và Săm cũng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hàng ngày, Siu là chị cả phải đi làm thuê để phụ giúp bà ngoại nuôi 2 em. Ngân ngấn nước mắt, bà ngoại Siu kể: “Cuối năm 2015, mẹ chúng nó đổ bệnh nặng rồi qua đời, đầu năm 2016 đến lượt bố mất vì bị ung thư gan. Ba đứa trẻ mồ côi sống nương nhờ vào tôi. Hôm cán bộ Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội, lãnh đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện đến vận động nhưng tôi không muốn các cháu đi xa. Các cháu vào Trung tâm, tôi không đi lại được nữa, biết bao giờ mới gặp lại nên không muốn rời xa các cháu”.

Về trường hợp của chị em Siu, ông Diêm-Trưởng thôn Dung Rơ, cho biết: “Hiện nay, Siu đã bắt chồng, còn Sưk năm nay 11 tuổi và Săm 4 tuổi.  Nếu được đưa về Trung tâm nuôi dưỡng, các em sẽ có điều kiện tiếp tục đến trường, tương lai sẽ khác. Còn bây giờ, các em ở nhà có bà ngoại nhưng cuộc sống thiếu thốn, không được đi học, rồi tương lai ra sao. Chúng tôi biết như vậy nhưng vận động, thuyết phục mãi mà bà ngoại các em vẫn không đồng ý cho cháu mình vào Trung tâm”.

Trao đổi với P.V về việc này, bà Nông Thị Châm-Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh, cho hay: “Dù biết rằng tình yêu thương của họ hàng dành cho các cháu mồ côi là rất lớn nhưng nếu chỉ vì tình thương và nhận thức là cho các cháu vào Trung tâm sẽ không bao giờ được gặp lại thì không đúng”. Theo bà Châm, Trung tâm là mái nhà chung để che chở, nuôi dưỡng, chăm lo cho các cháu mồ côi được học tập, được sống trong môi trường có đầy đủ điều kiện. Đến tuổi trưởng thành, các cháu không còn ở Trung tâm nữa mà có thể tìm cho mình một công việc phù hợp để nuôi sống bản thân.

Hơn nữa, khi ở Trung tâm, các cháu được Nhà nước hỗ trợ, nhận được sự quan tâm của tỉnh, các doanh nghiệp và những tấm lòng hảo tâm, từ đó cuộc sống được chăm lo chu đáo hơn. “Vì vậy, trước mắt Trung tâm mong muốn chính quyền xã Đak Pơ Pho (huyện Kông Chro) và xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) tiếp tục động viên, thuyết phục gia đình để đưa các cháu mồ côi vào Trung tâm. Khi các cháu được nuôi dưỡng ở Trung tâm, hàng tháng, người thân có thể đến thăm các cháu bất cứ lúc nào. Còn vào các dịp lễ, Tết được nghỉ học, người thân có thể đón các cháu về chơi với gia đình. Trung tâm luôn tạo điều kiện đón tiếp chu đáo, hỗ trợ các cháu”-bà Châm nhấn mạnh thêm.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.