Gia Lai: Một trong những tỉnh nợ BHXH cao nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo BHXH Việt Nam, tình trạng nợ đọng BHXH 6 tháng đầu năm 2017 đang có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2016.

Bảo đảm quền thụ hưởng BHXH của người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động
Bảo đảm quền thụ hưởng BHXH của người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động


Tính đến hết tháng 6-2017, tổng số nợ đọng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 13.488 tỷ đồng, chiếm 5,2% tiền phải thu. Trong đó nợ BHXH là 9.682 tỷ đồng, nợ BHTN là 540 tỷ đồng và nợ BHYT là 3.625 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong tổng số nợ BHYT thì nợ ngân sách chiếm tỷ lệ rất lớn. Cụ thể, lũy kế đến hết tháng 6, tổng số tiền đóng BHYT cho các đối tượng chính sách được ngân sách nhà nước cấp mà các địa phương còn nợ đã lên tới 2.221 tỷ đồng. Tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH xảy ra ở tất cả các địa phương, đứng đầu là Hà Nội, Sơn La, Gia Lai, Bình Thuận, TP. HCM.

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, hiện BHXH Việt Nam đang phối hợp với các bộ, ngành và Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng dự thảo nghị định nhằm giải quyết rốt ráo tình trạng nợ BHXH tại các doanh nghiệp (DN), nhất là DN phá sản, giải thể hoặc có chủ bỏ trốn. Theo đó, nếu DN giải thể, phá sản ở thời điểm nào thì người lao động sẽ được chốt sổ tại thời điểm đó. Nguồn tiền thanh lý tài sản DN được ưu tiên đóng BHXH; trường hợp không đủ thì được bảo đảm bằng khoản tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp khi nợ tiền đóng BHXH. Phương án này không hoàn toàn bảo đảm đúng nguyên tắc đóng - hưởng theo quy định của Luật BHXH.

K.An (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.