Ayun Pa: Nâng cao hiệu quả công tác dân số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ làm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cùng sự đồng tình hưởng ứng tích cực của người dân, công tác dân số của thị xã Ayun Pa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Theo thông tin từ Trung tâm Dân số-KHHGĐ thị xã Ayun Pa, công tác dân số-KHHGĐ trên địa bàn đã có sự chuyển biến rõ nét như: quy mô gia đình ít con ngày càng phổ biến; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm dần qua các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,19% (năm 2016) xuống còn 1,15% (năm 2018); tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 77%. Kết quả trên góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân địa phương.
Tuyên truyền công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật
Tuyên truyền công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Thanh Nhật
Ông Trần Trọng Chức-Phó Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ thị xã Ayun Pa-cho biết: “Trước đây, trọng tâm công tác dân số là thực hiện giảm sinh, KHHGĐ. Tuy nhiên, từ khi Nghị quyết 21 ra đời, thị xã Ayun Pa đã chuyển trọng tâm công tác dân số từ KHHGĐ sang nâng cao chất lượng dân số. Nói chuyển trọng tâm không có nghĩa là chúng ta bỏ thực hiện giảm sinh, KHHGĐ mà thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ vì hiện trên địa bàn mức sinh vẫn còn cao so với cả nước”. 
Để công tác dân số đến được với mọi người dân phải kể đến nỗ lực tuyên truyền của trên 70 cộng tác viên dân số hoạt động thường xuyên tại 54 buôn, làng, tổ dân phố, được tập huấn chuyên môn thường xuyên. Bên cạnh đó là sự phối-kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể. Tại xã Chư Băh-một trong những địa phương có chất lượng dân số thấp với tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn, Trung tâm Dân số-KHHGĐ thị xã đã phối hợp với chính quyền xã, các cơ quan liên quan triển khai mô hình nâng cao chất lượng dân số một số dân tộc ít người, giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Đây là nơi cung cấp thông tin, tạo sự hiểu biết, nâng cao nhận thức nhằm chuyển đổi hành vi theo hướng có lợi cho những nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ hoặc là nạn nhân của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Theo bà Rcom HThuyết-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Chư Băh, đến nay, xã đã thành lập được 2 câu lạc bộ gồm “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” và “Nâng cao chất lượng dân số”. Hội cũng đến từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Hội còn kết hợp với cộng tác viên dân số tuyên truyền, vận động chị em dùng các biện pháp tránh thai hiện đại để tránh tình trạng sinh con thứ 3.
Xác định trọng tâm trong công tác truyền thông giáo dục năm 2018 là điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số một cách hợp lý, duy trì mức giảm sinh vững chắc và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, Trung tâm Dân số-KHHGĐ thị xã đã tổ chức được 74 buổi nói chuyện chuyên đề và chiếu phim chuyên đề; cấp phát 13 đầu sách, tài liệu chuyên đề về sức khỏe sinh sản-KHHGĐ và hơn 2.500 tờ rơi. Trung tâm còn phối hợp với Trường THPT Lê Thánh Tông và Lý Thường Kiệt tổ chức 2 buổi ngoại khóa tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên; tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ lưu động tại 2/8 xã, phường; thực hiện lấy 100 mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh gửi ra Bệnh viện Đại học Y Dược Huế kiểm tra, đạt 100% kế hoạch năm. Ngoài ra, Trung tâm cũng phối hợp với Thị Đoàn Ayun Pa, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ayun Pa tổ chức tuyên truyền, tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho 80 đối tượng là nam, nữ trong độ tuổi kết hôn tại địa bàn các xã: Ia Rbol, Chư Băh, Ia Rtô và phường Sông Bờ; thành lập mới 2 câu lạc bộ “Tiền hôn nhân” tại xã Ia Rtô, phường Cheo Reo, đồng thời duy trì sinh hoạt 2 câu lạc bộ tương tự tại phường Đoàn Kết và xã Ia Sao, góp phần chuyển đổi nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân.
Chị Nay H'Blir (buôn Chư Băh B, xã Chư Băh) cho hay: “Qua các buổi tuyên truyền, tôi đã quyết định sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai và tạm ngừng sinh con thứ 3 để tập trung nuôi dạy con, phát triển kinh tế”. Còn thai phụ Ksor H'Nhi (buôn Jư Ama Nai, xã Ia Rtô) chia sẻ: “Hồi xưa ông bà, cha mẹ mình không đi khám thai định kỳ như bây giờ. Nay tôi được tuyên truyền, được đi khám thai định kỳ, chăm sóc sức khỏe thai nhi nên cảm thấy rất yên tâm”.
 Bích Hương

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.