Chư Pưh: Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số hình thành thói quen tiết kiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ khi tham gia Câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng”, hầu hết chị em đều mua sắm thêm được các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, có tiền đầu tư phát triển kinh tế, lo cho con cái ăn học… Cũng chính điều này, Câu lạc bộ (CLB) đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp trong đông đảo phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Pưh.
 Chị Rah Lan H'Hlen (bên trái) tiết kiệm tiền để mua heo về nuôi. Ảnh: Lê Trang
Chị Rah Lan H'Hlen (bên trái) tiết kiệm tiền để mua heo về nuôi. Ảnh: Lê Trang
Chị Rmah H'Phun-Chủ nhiệm CLB “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng” làng Betel (xã Ia Rong) cho biết: Làng Betel có 78 hội viên phụ nữ, trong đó hội viên phụ nữ DTTS chiếm trên 90%. Điều khó nhất khi mới triển khai mô hình CLB “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng” tại làng là chị em chưa có thói quen, ý thức tiết kiệm. Vì vậy, khi chị em tham gia CLB, Ban Chủ nhiệm phải hướng dẫn cụ thể cách thức tiết kiệm. “Qua 1 năm triển khai thực hiện, đến nay đã có 40 chị em tham gia CLB “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng” tại làng. Hình thức tiết kiệm của chị em khá đa dạng, có chị nuôi heo đất, có chị lại tiết kiệm chi tiêu hàng ngày… Tổng số tiền chị em tiết kiệm mua vật dụng gia đình, mua heo, bò, dê về nuôi hiện đã lên đến 61 triệu đồng”-chị Rmah H'Phun chia sẻ.
Là một trong những hội viên đầu tiên của CLB “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng” làng Betel, chị Rah Lan H'Hlen cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình tôi rất khó khăn. Nguyên nhân một phần do tôi không biết cách chi tiêu. Từ khi tham gia CLB, được các chị em hướng dẫn cách tiết kiệm chi tiêu, tháng nào tôi cũng để dành ít nhất 300 ngàn đồng, có tháng được đến 1,2 triệu đồng. Nhờ đó, tôi có tiền mua 6 con heo về nuôi. Đàn heo này đang chuẩn bị xuất chuồng. Tôi vui lắm”. 
Tương tự, chị Rmah H'Đêm (làng Betel) vui mừng chia sẻ: “Sau gần 1 năm tham gia CLB, tôi tiết kiệm được 7 triệu đồng. Từ số tiền đó, tôi đã mua được bộ rèm cửa trị giá 5 triệu đồng. Thời gian tới, tôi tiếp tục tiết kiệm chi tiêu để dành dụm tiền mua các vật dụng sinh hoạt khác cho gia đình”.
Tham gia CLB “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng” của làng Tai Pêr (xã Ia Hla) được hơn 1 năm, nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng tháng cộng với tiền bán mì, gia đình chị Rmah Hlem đã có 7 triệu đồng để sửa lại căn nhà. “Năm vừa rồi, mình tiết kiệm tiền để sửa nhà. Năm tới, mình tiếp tục tiết kiệm để mua tủ lạnh và máy giặt”-chị Rmah Hlem cho biết.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh hiện có trên 11 ngàn hội viên, trong đó hội viên DTTS chiếm 58%, chủ yếu sống bằng nghề nông. Nhiều hội viên còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, chi tiêu. Từ khi triển khai  CLB “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng” ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, nhiều hội viên DTTS đã dần hình thành ý thức tiết kiệm, biết cách chi tiêu hợp lý, tạo nguồn vốn bằng chính nội lực của mình để đầu tư phát triển kinh tế gia đình.
Bà Mai Thị Thanh Hằng-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh-cho biết: “Hiện nay, toàn huyện có 12 CLB “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 đến10 triệu đồng” ở 9 xã, thị trấn với gần 200 thành viên tham gia và đã tiết kiệm được gần 212 triệu đồng. Các CLB đã thực hiện rất tốt phương châm “Tiết kiệm nhỏ, hiệu quả lớn”, qua đó từng bước giúp chị em phụ nữ DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hướng đến lối sống khoa học, hợp lý, biết cách tiết kiệm để có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống”.
Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.