Vì đâu bạo lực gia đình gia tăng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bất bình đẳng giới,  ghen tuông, ngoại tình, khó khăn về kinh tế... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực gia đình.

Theo thống kê của Sở Tư pháp, từ năm 2009 đến 2016, trên địa bàn tỉnh có đến 9.717 vụ án liên quan đến hôn nhân gia đình. Trong đó, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý, giải quyết ly hôn 6.917 vụ. Điều đáng quan tâm là, có khoảng 20% vụ ly hôn có yếu tố bạo lực gia đình. Đặc biệt, độ tuổi ly hôn ngày càng trẻ hóa (đa số từ 18 đến 30 tuổi, chiếm 50% tổng số vụ ly hôn), thậm chí có những cặp vợ chồng trẻ mới cưới về ở với nhau được khoảng vài tháng đã xảy ra bạo lực không thể hàn gắn nên ra tòa xin ly hôn.

 

Hướng dẫn cán bộ văn hóa xã, trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn-làng ở huyện Kông Chro về kỹ năng tuyên truyền phòng-chống bạo lực gia đình.       Ảnh. Đ.Y
Hướng dẫn cán bộ văn hóa xã, trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn-làng ở huyện Kông Chro về kỹ năng tuyên truyền phòng-chống bạo lực gia đình. Ảnh. Đ.Y

Thời gian gần đây, những vụ bạo lực gia đình liên tục xảy ra, trong đó nhiều trường hợp người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau, cụ thể: có 3 vụ chồng giết vợ ở TP. Pleiku, huyện Đak Đoa, huyện Chư Sê; 2 vụ mẹ giết con ở huyện Ia Grai, 1 vụ con giết cha ở thị xã An Khê và 1 vụ anh giết em ở huyện Krông Pa… Điều này cho thấy bạo lực gia đình vẫn tồn tại, thậm chí ngày một gia tăng.     

Mới đây, tại lớp tập huấn công tác gia đình, phòng-chống bạo lực gia đình được tổ chức ở huyện Kông Chro, ông Nguyễn Quý-Trưởng phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (PV28- Công an tỉnh) phân tích: Bạo lực gia đình đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở các gia đình trẻ, trong đó người phụ nữ không chỉ bị đọa đày về thể xác mà còn cả tinh thần. Câu chuyện về cái chết thảm của người vợ trẻ Nguyễn Thị Diễm Kiều bị chồng là Nguyễn Tấn Thịnh đâm 36 nhát dao, còn Nguyễn Tấn Thịnh chọn cách nhảy xuống giếng tự tử xảy ra cách đây hơn nửa tháng ở TP. Pleiku là minh chứng cho điều đó. Họ yêu vội, cưới vội, bước vào cuộc sống hôn nhân với bao thứ phải lo lắng nên khi gặp những trắc trở trong cuộc sống họ không biết cách vượt qua dẫn đến kết cục đau lòng. Hay đơn cử như ở huyện Kông Chro, nơi có tỷ lệ người tự tử cao nhất tỉnh, cũng bởi những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống gia đình, nhận thức hạn chế nên nhiều người thường chọn cách tự tử để giải quyết mọi chuyện cho xong.

Còn theo ông Phạm Hồng Phong-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, bạo lực gia đình xảy ra do nhiều nguyên nhân: sự bất bình đẳng giới trong gia đình, nhiều gia đình phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào quyết định trong gia đình. Những chuyện ghen tuông, ngoại tình, khó khăn về kinh tế… thường tạo ra các áp lực căng thẳng, bế tắc dẫn đến bạo lực gia đình.

Một nguyên nhân khác cũng được nhìn nhận, đó là do tâm lý xã hội. Đơn cử, việc chồng đánh vợ thường được xã hội ngầm cho là “chuyện riêng của gia đình người ta”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính nhất thời khi sự việc đã trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sự đấu tranh của phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thường cam chịu, che giấu làm cho mầm mống của mâu thuẫn âm ỉ kéo dài, đến thời điểm bùng phát thì dễ xảy ra xung đột.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa-gia đình (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch): “Sự thiếu trang bị kiến thức, kỹ năng cho thanh niên trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân là nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn lâu dài, thậm chí có thể phát sinh thành bạo lực. Ngoài ra, sự đảo lộn và thiếu định hướng các giá trị sống tích cực về cuộc sống chung thủy, hạnh phúc và đức hy sinh về gia đình hiện cũng chưa được các cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể quan tâm. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, hướng tới mục tiêu “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thời gian qua Phòng đã tham mưu cho Sở hướng về cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền lồng ghép Luật Phòng-chống bạo lực gia đình vào hoạt động ở nhà văn hóa xã, thôn làng; thành lập mô hình phòng-chống bạo lực gia đình ở cơ sở. Riêng về giải pháp giữ gìn hạnh phúc gia đình, nhất là ở các gia đình trẻ hiện nay, Phòng tổ chức in, cấp phát tờ rơi tuyên truyền để mỗi cặp vợ chồng hiểu ra rằng, trong cuộc sống hàng ngày cả người vợ và người chồng phải cùng điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi; củng cố, giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc gia đình và học cách cân bằng giữa gia đình, công việc và sức khỏe...”.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.