Trẻ con không có quyền điểm thấp?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, họ dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ.

Lại thêm một đứa trẻ 15 tuổi tự tử bởi trầm cảm do kết quả học tập. Chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm đã trở thành một thứ bệnh của thời đại.

Như thường lệ, trước cái chết đau lòng của đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ các nguyên nhân, phân tích các lựa chọn bằng những lời thông thái, xong rồi mọi chuyện sẽ qua đi, rồi lại tiếp tục có những đứa trẻ u uất vì kết quả học hành, đôi khi có đứa không vượt qua để rồi chọn đến cái chết để giải thoát. Bởi vì chúng không có quyền được học dốt.


 

Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, họ dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ.
Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, họ dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ.




Khi một đứa trẻ tự tử vì nguyên nhân ban đầu là bị điểm kém, ai cũng đồng ý rằng học giỏi thì có ý nghĩa gì khi mà chỉ vì sức ép phải học giỏi đứa trẻ phải chết. Chỉ có điều, không nhiều người thực sự biết được giới hạn của những đứa trẻ, cho đến khi nó chọn cái chết.

Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành”. Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Những đứa con, những món “của để dành” của các ông bố bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mẹ cha.

Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm “dạy dỗ” bọn trẻ đâu. Khi những đứa trẻ bị “dạy dỗ” nghĩa là chúng đang mặc nhiên phải trở thành những con người như người khác mong muốn. Và đó là lựa chọn duy nhất của chúng, hoặc có thể tìm đến hành động cực đoan.

Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là “của để dành” trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con” trở thành thành ngữ. Song, có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.

Người ta vẫn đổ tội cho ngành giáo dục với căn bệnh thành tích. Nhưng không có thầy cô giáo nào mang giấy khen của học trò lên facebook để khoe. Trong khi đó, mỗi dịp kết thúc năm học, facebook ngập thành tích học hành. Nhà trường, lẽ ra là nơi cung cấp các dịch vụ giáo dục, nhưng vì nhu cầu “khoe của” của một số bậc cha mẹ học sinh mà trở thành nơi ganh đua bằng cấp.

Bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ. Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất gụi gần. Con trẻ cần hạnh phúc, song của cải thì phải để khoe!

Có những đứa trẻ dường như may mắn hơn những đứa trẻ khác, khi chúng hạnh phúc với việc trở thành giống như mong muốn của cha mẹ, khi những mong muốn của họ phù hợp với khả năng và sự lựa chọn của chúng. Nhưng đó không phải kết quả của sự “dạy dỗ”, đó là kết quả của sự sẻ chia. Người ta không sẻ chia với của cải, mà sẻ chia với con cái, như những người đồng hành trong cuộc đời của mình.

Con cái là “của để dành”, là một thứ tài sản của cha mẹ. Ý niệm đó, ngay từ đầu đã gây áp lực tới trẻ con, trước khi chúng hành động cực đoan vì trầm cảm.

Phạm Trung Tuyến (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.