Tết Trung thu trong ký ức tuổi thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Háo hức, chờ đợi và tự tay làm các đồ chơi như: đèn ông sao, đuốc thắp sáng…, để phá cỗ đêm trăng rằm đó là những gì mà tuổi thơ tôi và các bạn đã trải qua và luôn xem đó là một dòng ký ức về một thời con nít hồn nhiên, vô tư. Dù đã trưởng thành nhưng trong tâm trí tôi Tết Trung thu bao giờ cũng là một kỷ niệm đẹp, là nơi sẻ chia những cung bậc cảm xúc.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Gần một tháng nữa mới đến Tết Trung thu, thế nhưng trên khắp nẻo đường từ thành thị cho đến vùng quê có rất nhiều cửa hàng tạp hóa đã bắt đầu bày bán đồ chơi, bánh kẹo… phục vụ các em thiếu nhi. Nhìn những bậc phụ huynh chở con đi học ghé qua cửa hàng chọn cho con một món đồ chơi, trong tôi lại ùa về những dòng ký ức của một thời tuổi thơ hồn nhiên gắn với biết bao mùa Tết Trung thu.

Tôi vốn sinh ra ở dải đất miền Trung nhưng tuổi thơ lại gắn bó với vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Những ngày chân ướt, chân ráo đặt chân đến huyện Chư Sê làm kinh tế mới lúc ấy cuộc sống của gia đình tôi còn gặp nhiều khó khăn lắm. Ngày ấy cơm còn chưa có ăn thì việc được bố mẹ mua cho món đồ chơi là điều không bao giờ tôi và các bạn cùng trang lứa nghĩ đến. Còn nhớ khoảng thời gian lúc tôi còn là một đứa con nít hay khóc nhè, cứ sau một buổi chiều tan trường cùng với đám bạn nói chuyện về cách làm các vật dụng, đồ chơi gì cho Tết Trung thu sắp đến, ai cũng đưa ra nhiều ý tưởng, nhiều phát minh mới làm cho không khí trong thôn, xóm trở nên náo nhiệt hơn.

Vẫn nhớ mãi những buổi chiều tháng 8 Âm lịch, mặc dù trời mưa to nhưng tôi và đám bạn trong xóm vẫn rủ nhau đi xuống suối chặt những cây tre, cây lồ ô già mang về gót làm đèn ông sao. Để làm một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh tôi và các bạn trong xóm phải vất vả lắm mới hoàn thành được bộ khung, thời ấy vì quán xá không có nên việc có một tờ giấy màu để dán lên chiếc đèn ông là điều quá xa vời. Trong cái khó lại ló cái khôn, con nít trong xóm phải dùng túi ni lông mẹ hay đi mua thức ăn, rửa thật sạch và dán vào những khoảng trống để gió không thể vào làm ngọn nến tắt.

Còn riêng tôi ngoài việc cùng các bạn làm đèn ông sao, tôi còn tự tay sáng tạo nên một cây đuốc dùng để thắp sáng bằng thân cây lồ ô với nguồn nhiên liệu chủ yếu là dầu hỏa. Với nhiều sáng tạo, nhiều sở thích nên bọn con nít tôi ngày ấy cứ làm được một món đồ chơi gì lại tự đặt tên cho nó với nhiều cái tên ngộ nghĩnh đèn đại bàng, đèn siêu nhân, đèn siêu khói... và được cất giữ trong nhà rất cẩn thận để đợi đến đêm trăng rằm cùng bạn bè đi dạo quanh khắp thôn xóm đón Tết Trung thu với câu hát rất quen thuộc “Tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường”.

Tết Trung thu xưa và nay đã có nhiều khác biệt, nhiều trò chơi dân gian trong ngày hội đêm trằng rằm cũng đã thưa dần ít đi. Thói quen làm đèn ông sao, hay các loại đồ chơi dân gian của các em thiếu nhi đã không còn phổ biến như trước đây mà thay vào đó là mỗi đứa trẻ được bố mẹ mua những món đồ chơi đắt tiền với đủ kiểu dáng, mẫu mã đẹp mắt được bày bán sẵn ở cửa hàng. Tết Trung thu xưa và nay đã có nhiều thay đổi và tôi cảm thấy rằng giá trị của cuộc sống bao giờ cũng bắt đầu từ những việc làm giản dị nhất và đó là yếu tố để giúp cho tâm hồn mỗi người cảm thấy hạnh phúc và bình yên hơn.

 Lê Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.