Chim cu không gáy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thế là lão nhốt con cu vào lồng. Một cái lồng son có chạm trổ rất đẹp mà lão đã tốn khá nhiều tiền để mua nó, còn nhỉnh hơn một ít so với tiền mua con cu.

 

  Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

- Sướng nhé, đâu phải ai cũng được ở trong cái nhà mắc tiền hơn so với bản thân mình! Liệu mà hót cho hay nhé con!-Lão bảo con cu.    

Chả biết con cu có hiểu gì không chỉ thấy mắt nó buồn buồn, ủ rũ đậu trên cái thanh gỗ dòm ra bầu trời rộng lớn phía xa nơi có mấy con én đang chấp chới bay liệng, rồi gù lên một hồi dài nghe thảm thiết lắm. Chắc nó đang buồn. Nhưng lão đâu có thèm để ý đến tâm trạng của nó, lại chẳng biết tiếng chim nên chẳng hiểu nó nói gì sất, lão chỉ nghe nó gù thì cười khà khà khen nó:

- Khá! Khá lắm con ạ! Phen này thì mấy lão lác mắt cho xem!

“Mấy lão” mà lão nhắc đến là mấy ông bạn già trong xóm đấy mà. Chẳng biết ai khởi xướng mà mấy ông thi nhau mua chim về nuôi, rồi lập ra một câu lạc bộ chim cảnh hẳn hòi. Câu lạc bộ họp vào mỗi sáng chủ nhật của tuần đầu tháng. Ai cũng mang chim theo, ai cũng khoe chim. Thôi thì đủ kiểu, đủ màu, từ con vẹt biết nói, con khướu hót hay, đến con vàng anh có bộ lông đẹp mã…

Lão đâm bực mình. Từ ngày có Câu lạc bộ chim cảnh, mấy lão chẳng thèm chơi cờ, chỉ suốt ngày tụ họp chăm chim, hỏi hang chuyện thức ăn, chuyện huấn luyện chim hót. Lão cứng họng ngồi im chẳng biết nói gì, thì có chim đâu mà nói. Thế là lão đâm tức, quyết nuôi bằng được một con chim, mà phải thứ chim gì lạ lạ một chút, hót hay một chút cho “chúng nó” khỏi khinh thường. Nghĩ là làm, hôm qua lĩnh lương hưu xong lão vút ngay tới khu bán chim cảnh, sau một hồi nghe tư vấn của ông chủ quán, lão quyết định mua con cu cườm này. Chim cu nghe thường thế thôi chứ nó gù hay lắm. Cái con cu của ông chủ quán khôn phết, chỉ cần chủ vỗ tay ba cái là nó gù một hơi dài, cái tiếng “cúc cù cu” nghe mới hay làm sao. Lão cũng khoái con cu đó lắm nhưng giá nó lên hàng triệu đồng lận, thôi thì mua con khác về chịu khó huấn luyện thế nào nó cũng giỏi như thế. Vậy là lão chọn một con khác và mua thêm một cái lồng, mà phải lồng thật đẹp, mắc tiền hơn cả con cu, nhưng mà đáng, vì “chim đẹp nhờ ở lồng son” mà!

Vợ lão chẳng nói gì khi thấy lão mang con chim về. Lão hơi ngạc nhiên khi không thấy vợ hỏi con cu bao nhiêu tiền, cái lồng bao nhiêu tiền, ngay cả khi lão chỉ ngồi chăm chút cho con chim mà chẳng đoái hoài đến công việc dọn dẹp nhà cửa hàng ngày lão hay làm, bà ấy cũng chả nói gì. Lấy làm ngạc nhiên, lão đành mở miệng hỏi thì vợ lão bảo:

- Kệ ông, chơi chim còn hơn ba cái trò mèo mả gà đồng! Ông thích thì cứ việc chơi!

À thì ra là thế! Đàn bà đôi khi thật khó hiểu, mà thế lại hay, từ nay ông sẽ chú tâm vào việc huấn luyện chim, có khi ông thành nhà chim kiểng học cũng nên! Chẳng biết cái giấc mơ đơn giản của ông có cơ hội thành sự thật không mà đã hơn một tháng rồi con cu của ông chẳng cất tiếng gáy lần nào nữa. Nó lại còn xù lông và đứng yên hoài trên thanh gỗ. Mấy ông bạn già trong hội chim kiểng tư vấn cho ông rằng con cu của ông đã bị bệnh, còn bệnh gì thì mỗi người một ý. Ông bỗng thấy lo cho nó, lỡ nó có mệnh hệ gì thì sự nghiệp chim kiểng học của ông chấm hết. Thế là ông bèn đem nó đến thú y.  Cái lão bán thuốc bảo nó chả sao cả, chỉ buồn vì bị nhốt trong lồng, tốt nhất là phải cho nó tắm nắng sớm, rồi phải cho nó tìm bạn tình để bớt cô đơn. Ơ, cái lão này cứ làm như chim là người ấy. Lão chẳng tin nên đem đến tiệm thú y khác, lần này họ bán cho lão một đống thuốc bột và hướng dẫn lão cho chim uống. Lão kiên nhẫn nghe theo chỉ dẫn, nhưng vẫn chả thấy con cu vui vẻ hơn chút nào. Nó vẫn ủ rủ đứng và chẳng thèm mở mắt nhìn khi lão lấy điện thoại mở đoạn ghi âm tiếng cu gáy cho nó nghe. Lão đâm lo thật, đôi ba lần trong khi ngủ còn mơ thấy con cu nằm cứng đờ, hai mắt trợn trắng trông rất đáng sợ.

Vợ lão bảo nó chẳng vui được đâu mà ông tốn công cho uống thuốc. Vui thế nào được khi bị ông giam vào cái lồng ấy. Thôi ông thả nó bay đi, thế nào nó cũng vui vẻ gáy cho mà xem. Lão lườm bà ấy một lúc lâu. Cái bà này chỉ toàn nói gở. Tôi nhốt nó lại để chăm sóc nó, lúc nào cũng có thóc ăn nước uống, lại được ngủ trong nhà ấm áp, sướng thế mà buồn cái gì! Nó mà bay ra bầu trời rộng lớn kia thế nào cũng chết đói, chết rét, tệ hơn còn bị con cu khác mổ cho đến chết, vui gì! Ơ cái ông này, cuộc sống thì phải có những lúc đau khổ, có cái hiểm nguy thế thì người ta mới phát huy được tài năng. Tài năng nào mà phát triển được khi bị cầm tù! Trời đất ơi, con chim mà bà ấy cứ làm như con người! Nói nữa chỉ thêm mệt nên lão đâm bực xách chim đi hóng mát vòng vòng trong xóm.

Một buổi sáng lão đương ngủ thì vợ lão gọi giật:

- Này, ông dậy mà xem, con cu của ông chết rồi đấy!

Lão bật ngồi dậy như lò xo rồi chẳng kịp xỏ dép lật đật chạy ra xem. Con cu đang nằm thoi thóp trong lồng thật, hai mắt nó trắng dã y như trong giấc mơ của lão. Lão nuốt nghẹn mấy cái, xót lắm mà chả lẽ lại khóc nên lão cứ đứng nhìn nó trân trân. Vợ lão mở cửa lồng, bế nó đặt xuống sân:

- Này, mày bay đi, tự do rồi đấy!

Thật kỳ diệu hai tiếng tự do. Con cu gượng đứng dậy, nó cố dang đôi cánh thất thểu bay lên đậu trên cành sứ, rướn cổ gù một hơi dài “cúc cù cu”. Nhưng rồi liền sau đó nó lại kiệt sức ngã lăn xuống đất giãy chết. Vợ lão nâng nó trong hai lòng bàn tay thì thầm:

- Tội nghiệp mày quá! Làm sao mày có thể hót trong cái lồng bé nhỏ kia phải không?

Rồi bà ấy quay sang lão hờn trách:

- Đã bảo mà ông không nghe, phải chi ông thả nó ra thì nó đã không chết, mà còn hót cho ông nghe mỗi sáng rồi! Ông thật ích kỷ!

Ơ cái bà này, hôm nay bà ấy làm sao thế nhỉ? Lão đâm bực:

- Chết rồi thì thôi! Bà đem vứt đi, có thế cũng cằn nhằn!

- Táng tận lương tâm! Thế thì đừng có mà mua chim nữa nhé!

Rồi bà đem chôn con chim tội nghiệp sau vườn và giận ông cả tuần sau đó. Cái giống đàn bà khó hiểu thật!

Và cái sự nghiệp chim kiểng học của ông cũng kết thúc từ đó bởi mấy lần ông mua chim về đều bị bà ấy lén thả bay đi mất. Ông tức lắm nhưng chẳng làm gì được. Thôi thì đành quay về với cái thú chơi cờ vậy, ai bảo ông không có duyên với nghệ thuật (vợ ông bảo thế!).

 Kim ngân

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.