Cay đắng người vợ bán dâm nuôi chồng còn bị chồng đay nghiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chồng cô lặng câm mỗi khi nhìn thấy vợ thay váy áo chuẩn bị đi làm vào chiều tối. Đến sáng hôm sau, khi vợ lê tấm thân đau đớn, mệt mỏi về nhà, anh ta lại bắt đầu đằn vợ ra mắng chửi, tra hỏi về việc chị đã phục vụ khách như thế nào. Cô cũng chịu ngàn vạn nỗi đau đớn, nhục nhã từ khách mua dâm, chủ chứa.

Mới đây, trong Hội thảo tổng kết Dự án hỗ trợ phụ nữ bán dâm vừa diễn ra, phóng viên đã có dịp ghi lại câu chuyện của một phụ nữ bán dâm tại Hà Nội.

Nguyễn Thị Hà (Long Biên, Hà Nội) làm nghề bán dâm đã được 10 năm. Là người có thâm niên "trong nghề" nên cô gần như phải hứng chịu hết tất cả những loại bạo lực. Nhưng điều khiến cô cay đắng nhất là sự hành hạ, sỉ nhục của người chồng đang ăn bám vào đồng tiền mà cô kiếm được từ việc "bán thân".


 

 Gái bán dâm chịu ngàn vạn nỗi đau từ đủ kiểu bạo lực (Ảnh: IT)
Gái bán dâm chịu ngàn vạn nỗi đau từ đủ kiểu bạo lực (Ảnh: IT)


Chồng Hà là một người nghiện, mỗi ngày cần ít nhất đến 200.000 đồng để hút hít. Anh ta không chịu lao động gì mà chỉ nằm nhà chờ vợ đưa tiền về. Con gái Hà cũng đang ở độ tuổi vào lớp 1 cần tiền để ăn học. Ngoài việc "bán thân", cô không biết làm gì để kiếm đủ tiền để nuôi con, nuôi chồng, mua thuốc thỏa mãn cơn nghiện của chồng.

Chồng cô lặng câm mỗi khi nhìn thấy vợ thay váy áo chuẩn bị đi làm vào chiều tối. Nhưng đến sáng sớm, khi cô lê tấm thân đau đớn, mệt mỏi về nhà thì anh ta lại gầm gừ chửi mắng cô, mát mẻ về việc đã tiếp bao nhiêu khách, có sung sướng, vui vẻ không.

“Có lần em vừa bước chân về nhà sau một đêm mệt mỏi, anh ta chẳng nói chẳng rằng, sỗ sàng ép em quan hệ, khiến em đau đớn, anh ta còn chửi em làm nghề mạt hạng, bôi tro trát trấu vào mặt anh ta. Nhưng anh ta không nghĩ rằng, anh ta đang sống bằng tiền mà em kiếm được từ "tro" từ "trấu" ấy" - Hà đau đớn nhớ lại.

Hà tâm sự, ngoài ra, cô phải chịu đủ các thể loại bạo lực, từ đánh, mắng, lăng mạ, sỉ nhục, không sử dụng bao cao su… Thậm chí, cô còn thường xuyên bị xâm hại bằng nhiều dụng cụ hoặc tư thế gây đau đớn và tổn thương cơ thể, bị ép quan hệ với nhiều khách cùng một lúc.

Hà kể: “Có khi cả buổi tối vắng khách, mặc dù em đã cố gắng trang điểm thật đẹp và ăn mặc gợi cảm nhưng vẫn chẳng có ai. Đến 11 giờ đêm bảo kê gọi em có khách đi “tàu nhanh” với giá 130.000 đồng và họ bao phòng. Đắn đo một chút rồi em cũng đồng ý luôn vì nếu không đi, ngày mai em sẽ phải vay tiền của chủ để sống.

… Rồi xe ôm đưa em đến nhà trọ quen, lúc mở cửa bước vào phòng, em thấy có 4 người đàn ông đang nằm đợi trên giường. Lúc đấy rất hoảng hốt và sợ hãi vì chắc chắn họ muốn chơi trò “tập thể”. Đoán vậy nên em vội vàng bỏ chạy nhưng vấp ngã té máu khi xuống cầu thang dưới tiếng hò hét chửi rủa của 4 người khách lực lưỡng. Cuối cùng, em bị bắt lại, đành phải chấp nhận “đi đất” phục vụ tất cả bọn họ, dù biết là nguy cơ bệnh tật” - Hà rơm rớm nước mắt. Cô rùng mình sợ hãi khi kể lại.


 

Không nhiều người muốn làm nghề vừa đau đớn, nhục nhã, bị đe doạ, đánh đập (Ảnh minh hoạ: IT)
Không nhiều người muốn làm nghề vừa đau đớn, nhục nhã, bị đe doạ, đánh đập (Ảnh minh hoạ: IT)


Hà cho biết thêm, không ít lần cô và các chị em khác bị chính những chủ chứa, bảo kê đánh đập, ăn chặn tiền. Các chủ chứa, bảo kê thường kiểm soát việc tiếp khách và quyết định số tiền các chị em bán dâm được hưởng. Thậm chí, một số em gái mới vào làm còn bị chủ chứa ép quan hệ tình dục mỗi khi họ cần như một cách để trả công. Có người còn bị ép phải uống thuốc kích dục, dùng chất gây nghiện để lệ thuộc và không bỏ trốn.

"Mọi người cứ nhìn nhận người bán dâm là hư hỏng, đua đòi, lười nhác không chịu lao động vất vả nên kiếm nghề "vừa sướng vừa nhiều tiền". Nhưng ai muốn làm cái nghề đầy nhục nhã, đau đớn, bệnh tật và rủi ro tính mạng như vậy. Đa số bọn em đều có cuộc đời cay đắng, nặng gánh nuôi con, nuôi người nhà đau ốm, thất nghiệp, nghiện hút... Cả một vòng luẩn quẩn khiến chúng em không thể bỏ nghề" - Hà nói thêm.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.