Người phụ nữ có mái tóc dài nhất Việt Nam: "Cả gia đình tôi phải ngủ ngược giường"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vì mái tóc của chị mà cả gia đình phải ngủ ngược giường, để mái tóc dài không ảnh hưởng đến giấc ngủ của chồng, con.

Với mái tóc dài 2,4 mét, người phụ nữ hơn 40 tuổi, quê “chị Hai năm tấn” (Thái Bình) được Tổ chức Kỷ lục Guinness Việt Nam trao xác lập là người phụ nữ có mái tóc dài và thẳng nhất Việt Nam vào ngày 27-10-2012.

 

Chị Hoàng Thị Lan (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) được công nhận là người phụ nữ có mái tóc dài và thẳng nhất Việt Nam.
Chị Hoàng Thị Lan (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) được công nhận là người phụ nữ có mái tóc dài và thẳng nhất Việt Nam.

Chị được mọi người đặt cho biệt hiệu “Lan tóc dài” bởi mái tóc của chị dài hơn cả người. Chị Lan đã không cắt tóc kể từ 20 năm trước. Chị kể, thấy để tóc dài đẹp, được mọi người khen nên thích và cứ để chứ không nghĩ nuôi tóc để được xác lập kỷ lục.

"Ai cũng hỏi, có thấy vất vả không hay, có thấy nặng đầu không? Mình trả lời chẳng thấy gì cả, bình thường. Có người lại bảo em có tí tóc mà điên hết cả người mà tóc chị lại như thế này thì chịu làm sao được, nhưng mình thấy bình thường, chỉ vất vả khi đội mũ bảo hiểm và khi đi ngủ", người phụ nữ quê lúa, cho biết.

Khi đội mũ bảo hiểm hơi khó vì búi tóc quá cao và to, lúc gội đầu phải gỡ bằng tay, nếu dùng lược tóc sẽ gẫy hết nhưng sau nhiều năm, chị Lan cảm thấy những điều khó chịu đó lại rất bình thường. Chị cho rằng, nuôi tóc dài rất gọn gàng vì tóc búi suốt ngày và không mất tiền gội, sấy, nhuộm tóc như những chị em khác.

Chị chia sẻ về bí quyết giữ mái tóc lúc nào cũng đen, mượt và thẳng: “Tôi ít khi dùng dầu gội bên ngoài, tôi thường gội các loại lá cây như lá chanh, lá bưởi, sả. Đó là những hương liệu tự nhiên, tìm đâu cũng có. Nó làm cho mái tóc lúc nào cũng khỏe, đen”.

Chị tâm sự, khoảng 3, 4 ngày chị gội đầu một lần, mỗi lần gội cũng phải mất hàng tiếng đồng hồ. Tuy nuôi tóc dài tiêu tốn lượng nước lớn và các loại lá, dầu gội nhưng đổi lại chị thấy vui vì mỗi khi ra đường đều có người ngoái nhìn. Người đã biết chị thì gọi chị là "Lan tóc dài", người không biết lại hỏi có phải chị người Nhật Bản, Trung Quốc hay người dân tộc Thái (Việt Nam) hay không.

 

Chị ít khi xõa tóc, chỉ khi đi ngủ chị mới để tóc xõa xuống đầu giường. Hiện tại, chị làm việc tại một quán cá của gia đình ở TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Chị ít khi xõa tóc, chỉ khi đi ngủ chị mới để tóc xõa xuống đầu giường. Hiện tại, chị làm việc tại một quán cá của gia đình ở TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Năm 1992, chị Lan bắt đầu xa gia đình để bước vào cuộc sống tự lập, chị xin vào làm ở một công ty. Suốt 4 năm trời chị Lan không cắt tóc, mái tóc lúc đó dài 1,1 mét. Tuy nhiên do công việc đòi hỏi các thao tác nhanh nhẹn, gọn gàng nên bắt buộc chị phải cắt mái tóc dài ấy đi dù trong lòng tiếc nuối.

Cắt mái tóc dài, cảm thấy trống trải, bạn bè ai cũng tiếc nuối. Từ đó chị tiếp tục để tóc dài dù với công việc không mấy suôn sẻ. Để giữ cho mái tóc không bị rối, chị không bao giờ gội bằng nước lã. Cứ mấy ngày chị lại đun một nồi nước nóng, để nguội sau đó mới gội.

Năm 1998, chị đi nước ngoài làm việc tại Dubai thuộc các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), chị cho biết, tóc lúc đó mới chấm ngang lưng, sang bên đó một thời gian tóc mọc ra rất nhanh vì khí hậu bên đó nóng.

Bên đó họ thích tóc dài lắm, mình đi đường để tóc xõa ngang lưng, mọi người cứ xúm lại ngắm, xin chụp ảnh, từ đó mới có biệt hiệu “Lan tóc dài”. Sau 4 năm làm việc bên UAE, chị về Việt Nam, lúc đó tóc đã chấm đất.

Hiện tại, thỉnh thoảng chị cắt, tỉa một chút ở phần ngọn cho tóc đỡ mọc dài ra vì chị chỉ muốn để tóc dài như vậy chứ không muốn dài thêm nữa.

Chị tâm sự thêm vì mái tóc của chị mà cả gia đình chị phải ngủ ngược giường. Khi đó tóc chị xõa xuống nền nhà, không ảnh hưởng đến giấc ngủ của chồng, con.

“Tình yêu tóc của tôi được cả gia đình ủng hộ nhất là ông xã. Anh bảo, nếu tôi cắt ngắn tóc, không biết anh còn yêu tôi nữa không?”, chị Lan chia sẻ.

Chị có hai cháu, một trai, một gái. Hiện con gái chị đã lớn cũng có tình yêu mái tóc dài như chị, cháu luôn xõa tóc khi đến trường.

Theo danviet

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.