Gia đình Hà Nội có 3 bé gái sinh ba đến bố cũng hay nhầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày các con còn nhỏ, anh Thuận (Hoàng Mai, Hà Nội) thường xuyên không phân biệt được ba cô con gái của mình.

Chiều muộn trong ngôi nhà nhỏ ở Hoàng Mai, anh Thuận hồ hởi thông báo với ba con gái tình hình họp phụ huynh. Tay vuốt tấm ảnh các con vừa chụp kết thúc bậc tiểu học, anh kẹp vào một trang cuốn album. Ba bé gái tíu tít quanh bố xem lại những ảnh thời nhỏ. Chốc chốc, lại có cô bé cất giọng hờn dỗi: "Bố nhầm rồi, đây là cái Khánh, cái Vân chứ", "Con đã bảo mà, bố lại đoán sai rồi", "Mẹ ơi, trong cái ảnh này đâu là bọn con nhỉ"...

 

1
Ba bé Vân Ngọc, Khánh Ngọc, Hiền Ngọc (từ trái qua). Hai bé Hiền Ngọc và Khánh Ngọc là cùng trứng, Vân Ngọc khác trứng.


 Ba cô con gái của anh Thuận, chị Loan tên Hiền Ngọc, Khánh Ngọc, Vân Ngọc năm nay 11 tuổi. Tuy sinh ba, trong đó có một bé khác trứng so với hai bé còn lại nhưng sự khác biệt giữa ba bé rất khó nhận ra. Bởi thế, ngoài mẹ, người không bao giờ nhầm các con, còn hầu hết người xung quanh không thể phân biệt được ba cô bé. Ngay chính anh Thuận vẫn có khi lúng túng.

"Quả thật ngày chúng nó còn nhỏ, nhất là vào mùa đông, mặc áo chỉ lộ mỗi cái mặt thì tôi thường xuyên nhầm đứa nọ với đứa kia", anh Đình Thuận, kỹ sư điện, cười nói.

 Mỗi khi đưa các con đi đâu, chị Loan luôn phải "đánh dấu" bằng màu áo, kiểu giày, hoặc các chun buộc tóc để người xung quanh dễ nhận biết hơn. Song theo người mẹ này, vẫn có thể phân biệt được các bé qua đặc điểm khuôn mặt. Như Vân Ngọc có nốt ruồi nhỏ gần miệng. Khánh Ngọc thì có chiều cao nhỉnh hơn, trong khi Hiền Ngọc khi cười có lúm đồng tiền sâu nhất.

Cô giáo và bạn trên lớp ban đầu cũng thường xuyên nhầm. Lâu dần, mọi người còn có thể phân biệt được ba "nàng công chúa" này qua tính cách. "Mỗi khi cô giáo dặn dò gì đó không bao giờ nói với Hiền Ngọc vì tuy là chị cả nhưng con bé đoảng nhất, mà luôn nói với Khánh Ngọc vì con bé cẩn thận. Còn Vân Ngọc, đúng kiểu em út, có chút gì đó nũng nịu và tị nạnh hơn", chị Loan kể thêm.

Do đặc thù công việc làm kỹ sư điện xây dựng, anh Thuận thường đi từ sớm đến đêm mới về. Thành thử, thường chỉ có chị Loan đảm đương chăm lo các con. Suốt hơn hai năm mẫu giáo, ngày nắng cũng như ngày mưa, người dân trong xóm nhỏ ở Tân Mai luôn thấy hình ảnh một người mẹ tất tả một tay đẩy hai con trên xe, một tay khoác balo và đỡ một bé khác trên lưng.

Những năm các con mới ra đời, anh chị còn đang phải ở nhà thuê. Sinh ba bé cùng lúc, điều kiện sinh hoạt, ăn mặc cho lũ trẻ cũng không thể thoải mái. Tội nhất là nhà neo người nên ba cô bé rất hiếm khi được bế.

"Có lần đồng nghiệp cơ quan đến chơi và bế các cháu. Đến khi ra về, các con bảo: 'Bác ở lại bế chúng con thêm lúc nữa'", giọng trầm xuống, chị Loan kể.

Trước lúc các con biết nhận thức và nghe lời, anh chị cũng không dám cho đi công viên hay siêu thị chơi, bởi lẽ hai vợ chồng không thể xoay sở cùng lúc được 3 đứa trẻ.

 

Ngày nhỏ các cô giáo phải viết tên các bé vào tay để tiện cho ăn, uống, ngủ nghỉ.
Ngày nhỏ các cô giáo phải viết tên các bé vào tay để tiện cho ăn, uống, ngủ nghỉ.


Do sinh mổ, chị phải cho con ăn sữa ngoài hoàn toàn. Ba tháng đầu do sinh non, các bé phải dùng một loại sữa non, việc tìm mua rất khó và đắt đỏ. Chị Loan vẫn nhớ mãi Tết năm 2007, chồng và chú chị phải đi hơn chục cửa hàng mới mua được 8 hộp sữa cho các con ăn Tết.

"May mắn các con ăn rất tốt. Có ngày hết 2 hộp sữa loại 400 gr. Lương hai vợ chồng không đủ mua sữa cho con. Ông bà hai bên phải hỗ trợ nhiều", chị Loan nhớ lại.

Lúc 3 tháng tuổi, mỗi ngày chị phải pha tới 24 bình sữa, thay chừng ấy tã. Các bé tiêu tốn đến 8 triệu đồng tiền sữa một tháng.

Sau 6 tháng, chị Loan đi làm trở lại. Đây thực sự là một khoảng thời gian thử thách người mẹ. Mỗi ngày chị đều dậy từ 5 giờ cắm cháo. Đến 6h đã đi chợ về và chuẩn bị tươm tất đồ ăn cho các con trước khi lên bục giảng. Buổi trưa, ngay khi trống trường vang lên, chị lại hối hả về với con một lúc.

 

3
Mọi người thường đùa chị Loan, anh Thuận rằng ba cô bé là "của để dành".


Là giáo viên dạy Toán cấp ba, ngoài ra còn có các buổi bổ trợ nên chị Loan hầu như không có thời gian nghỉ. "Tất cả các việc ở trường tôi đều tranh thủ làm trước khi về nhà, ví dụ giờ ra chơi, giờ trống tiết thì tranh thủ chấm bài. Để đến khi về nhà thì chỉ chăm sóc và chơi cùng các con", chị Loan nói.

Con được 14 tháng, chị quyết định cho đi nhà trẻ, bà nội về quê, một mình chị xoay xở với ba con. Luôn ở trong tâm thế "nồi cơm bắc xuống, nồi canh bắc lên", nên dù có một mình chị vẫn có thể chăm ba con chu đáo và hoàn thành tốt việc cơ quan. Suốt những năm tháng các con nhỏ, bữa cơm của hai vợ chồng chị thường là khi các con đã say giấc.

Anh Thuận chia sẻ thêm, có thể vì sinh ba nên ba bé Hiền Ngọc, Khánh Ngọc, Vân Ngọc thân thiết hơn các anh chị em ruột khác. Bình thường các con chảnh chọe nhau cả ngày nhưng chỉ cần bé nào đi vắng thì bé còn lại ở nhà đứng ngồi không yên. "Các con rất thích chơi thể thao cùng nhau, trong đó thích nhất môn bơi và cầu lông. Vợ chồng tôi cũng không đặt nặng việc học bằng việc phát triển các kỹ năng xã hội, rèn luyện thể thao cho các bé", anh Thuận nói.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.