Thiêng liêng, trường tồn cùng đất nước, dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Ksor Phước (nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;  nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai) đã nhiều lần đến Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) và lần nào cũng tới vị trí đặt tấm bia khắc nguyên văn lá thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam tại Pleiku vào ngày 19-4-1946, cách đây đã 73 năm.
Ông quan sát có rất nhiều người cũng đến ngắm bia, đọc thư Bác và chụp ảnh lưu niệm… Ông suy ngẫm, mọi người đều hiểu giá trị cao quý trong nội dung thư Bác gửi; hậu thế chúng ta ngày nay được thừa hưởng “tự nhiên” quyền công dân Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam, có thể không hiểu hết tâm trạng vô cùng sung sướng, vô cùng hạnh phúc của cha mẹ, ông bà chúng ta cách đây 73 năm khi nghe thư Bác gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku.
Mở đầu cuộc trò chuyện là không gian trầm lắng khi ông Ksor Phước nhắc lại bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Ông trầm ngâm: “Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước ta phải đối mặt với muôn vàn gian khó trong nước và thù trong, giặc ngoài... Vận mệnh của chính quyền cách mạng non trẻ thời điểm đó như “ngàn cân treo sợi tóc”. Để hiểu đầy đủ hơn thư Bác, chúng ta cần tìm hiểu bối cảnh Đảng và Bác Hồ chủ trương Đại hội các DTTS miền Bắc (tháng 12-1945) và miền Nam (tháng 4-1946). Ông cho rằng có 6 vấn đề lớn có liên quan cần được thấu hiểu trong bức thư này của Bác:
Thứ nhất: Trước tháng 9-1945, nhất là thời Pháp thuộc (trước khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương): từ những năm 80 của thế kỷ XIX, thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia nước ta thành nhiều vùng (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và một số vùng DTTS ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên…) nhằm mục tiêu chia cắt lãnh thổ và chia rẽ nội bộ nhân dân ta. Có một số vùng chính quyền nhà Nguyễn chỉ là danh nghĩa, mà thực dân Pháp gần như trực tiếp cai trị, điển hình như Tây Nguyên (dưới sức ép của Pháp, ngày 16-10-1899, vua Đồng Khánh đã ban dụ cho Pháp có toàn quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị vùng Tây Nguyên).
Đại biểu người DTTS 5 tỉnh Tây Nguyên chụp ảnh lưu niệm với đồng chí Nguyễn Thiện Nhân-Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nay là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) và lãnh đạo tỉnh Gia Lai trước bia khắc Thư Bác Hồ gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku (19-4-1946) ở Quảng trường Đại Đoàn Kết ngày 9-8-2016.  Ảnh: ĐỨC THỤY
Đại biểu người DTTS 5 tỉnh Tây Nguyên chụp ảnh lưu niệm với đồng chí Nguyễn Thiện Nhân-Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nay là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) và lãnh đạo tỉnh Gia Lai trước bia khắc Thư Bác Hồ gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku (19-4-1946) ở Quảng trường Đại Đoàn Kết ngày 9-8-2016. Ảnh: Đức Thụy
Thứ hai: Quan hệ nội bộ giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam thời phong kiến nửa thuộc địa, do trình độ phát triển, đặc điểm, tập quán văn hóa-xã hội của các dân tộc khác nhau và do sự hạn chế của lịch sử phát triển bấy giờ, chỉ người Kinh (người Việt) mới được coi là “thần dân nước Việt” chính danh, còn các DTTS chỉ là “thần dân hạng hai” hoặc bị gọi là “mọi”, “man di”, hoặc “chư hầu”… Không ít nơi quan hệ giữa các DTTS với nhau cũng xảy ra mâu thuẫn, xung đột… Tư tưởng kỳ thị, định kiến, mặc cảm, tự ti trong quan hệ giữa các dân tộc còn nặng nề.
Thứ ba: Năm 1945 kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp tự sản tự tiêu, nghèo nàn lạc hậu, lại hứng chịu nạn đói làm chết hơn 2 triệu người. Trong khi đó trình độ dân trí rất thấp (hơn 90% dân số mù chữ). Cơ sở hạ tầng xã hội yếu kém… Việc đi lại, giao thương và thông tin liên lạc giữa các vùng, miền, nhất là từ đồng bằng lên miền núi vô cùng khó khăn, trắc trở.
Thứ tư: Sau ngày 2-9-1945, lấy cớ vào tiếp quản giải giáp sự đầu hàng của quân đội phát xít Nhật, ở phía Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng (Trung Quốc), ở phía Nam liên quân Anh và Pháp tràn vào nước ta. Trong đó thực dân Pháp sớm bộc lộ dã tâm quyết tâm chiếm nước ta lần nữa (ngày 23-9-1945 Pháp nổ súng ở Sài Gòn và sau đó mở rộng đánh chiếm Nam bộ, chúng tự thành lập “Nam kỳ quốc” thuộc địa của Pháp).
Thứ năm: Các thế lực tàn dư phong kiến và bọn phản động trong nước nổi lên như nấm, liên kết và làm tay sai cho các lực lượng nước ngoài (nhiều nhất cho Pháp và quân Tưởng) ra sức chống phá hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ của nhân dân ta.
Như vậy thời điểm này: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân cả nước tập trung “diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm”.
Thứ sáu: Dân số nước ta khoảng 25 triệu người, trong đó các DTTS chiếm khoảng 10%. Đồng bào Kinh cư trú tập trung ở đồng bằng và một số trung tâm tỉnh lỵ. Các DTTS cư trú tập trung ở các vùng miền núi, vùng cao, vùng biên giới và Đồng bằng sông Cửu Long, là những vùng có vị trí chiến lược trọng yếu (là những căn cứ địa cách mạng của cả nước) trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bấy giờ.
Đặc điểm phát triển xã hội của các DTTS bấy giờ, vai trò người uy tín rất quan trọng, họ thực sự có lực, có uy trong cộng đồng dân tộc mình. Tiếng nói của họ có sức mạnh kêu gọi, thu hút đồng bào mình nghe và làm theo.
Trước tình hình vô vàn khó khăn, thách thức lớn rất nghiêm trọng trên và do sự thấu hiểu đặc điểm, tình cảm của đồng bào các DTTS, Đảng ta và Bác Hồ đã quyết định chủ trương tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam. Đây là quyết định lịch sử rất đúng, rất trúng, rất kịp thời, rất sáng tạo của Đảng ta và Bác Hồ. Nhưng do việc đi lại và tổ chức bấy giờ rất khó khăn, nên Trung ương chủ trương tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS ở hai vùng phía Bắc và phía Nam của đất nước.
Đại hội các DTTS phía Bắc được tiến hành ngày 3-12-1945 tại Tuyên Quang, Bác Hồ đã có thư gửi đại hội (tạm gọi tắt: lá thư thứ nhất) và Bác đích thân đến dự và phát biểu tại đại hội…
Tâm trạng của các đại biểu DTTS khi được nghe đọc thư Bác tại Đại hội ở Pleiku
Ông Phước nhớ lại: “Khi còn sinh thời ba tôi (ông Ksor Ní-nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai; nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai-Kon Tum) kể lại ký ức của mình về sự kiện này. Lúc này (tháng 4-1946) ba tôi chuẩn bị ra Bắc tham gia trong đoàn thanh niên các DTTS ở Tây Nguyên ra gặp Bác Hồ và tham gia Nha Dân tộc Trung ương. Trước khi đi ông đã đến dự đại hội và nghe cán bộ Trung ương về trực tiếp đọc thư Bác, bác Nay Phin dịch sang tiếng Jrai (bấy giờ ba tôi chỉ biết tiếng Jrai, Ê Đê và tiếng Pháp). Ba tôi đã nhờ bác Nay Phin dịch thư Bác qua cả tiếng Pháp (vì có nhiều từ chính trị… mà tiếng Jrai chưa có)… Ông nói với tôi: “Qua nghe 2 bản dịch tiếng Jrai và tiếng Pháp, ba rất xúc động và ngạc nhiên, vì lần đầu tiên trong đời được nghe thư của vị đứng đầu Chính phủ Việt Nam coi các DTTS ở Việt Nam và người Kinh đều có quyền công dân nước Việt Nam, bình đẳng như nhau; phải coi nhau như anh em ruột thịt; đất nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam không chỉ của người Kinh, mà là của tất cả các dân tộc …”. Ba tôi nói lại: Trước ngày 2-9-1945, dưới chế độ thực dân và nửa phong kiến, ở Tây Nguyên thực dân Pháp và chế độ phong kiến Việt Nam đều coi người các DTTS là “mọi”, còn công nhân làm thuê (đa số là công nhân người Kinh) trong các đồn điền cà phê, chè… gọi là “Kuli”. Trong xã hội bấy giờ coi người Pháp là thượng đẳng, có quyền hành tuyệt đối cao nhất; người Kinh ở vị trí thứ 2; còn các DTTS thuộc nhóm người hạ đẳng.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (thứ 3 từ trái qua) và ông Ksor Phước (bìa trái) gặp gỡ các già làng, người có uy tín.  Ảnh: ĐỨC THỤY
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (thứ 3 từ trái qua) và ông Ksor Phước (bìa trái) gặp gỡ các già làng, người có uy tín. Ảnh: Đức Thụy
“Thư Bác gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku vào ngày 19-4-1946 chỉ hơn nửa trang giấy với khoảng 300 từ (lá thư thứ 2) lời văn giản dị, mộc mạc, rất dễ hiểu nhưng nổi lên rất rõ tư tưởng rất mới, rất vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà có một không hai của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới đương thời (1946) về quan hệ giữa các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc với Tổ quốc và Nhà nước Việt Nam mới. Cũng có thể khẳng định một điều: tư tưởng, tình cảm của Bác trong lá thư này chính là kim chỉ nam định hướng lớn những chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta trong suốt 73 năm đến nay”-ông Ksor Phước nhận định.
Trò chuyện với ông Ksor Phước về nội dung bức thư Bác Hồ gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku ngày 19-4-1946, chúng tôi mới thấy hết được tư duy, cách nhìn nhận và thái độ ứng xử của Bác đối với vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
Tư tưởng đại đoàn kết trong thư Bác
Ngày 3-12-1945, Đảng ta và Bác đã chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các tỉnh miền Bắc tại Tuyên Quang. Bác đã gửi thư và trực tiếp dự, nói chuyện với đại hội. Bốn tháng sau, ngày 19-4-1946 tổ chức Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku có hơn 400 đại biểu về tham dự. Mặc dù trước đó chưa đến Tây Nguyên và chưa trực tiếp tiếp xúc với đồng bào các DTTS phía Nam, nhưng bức thư Bác viết gửi đại hội chứa chan tình cảm thân thương với đồng bào các DTTS. Mở đầu bức thư, Bác viết: “Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ. Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào”. Từ “lòng tôi”, “gần gũi” trong đoạn văn này đã thật sự rút ngắn mọi khoảng cách từ địa lý đến vị trí xã hội giữa Bác với đại hội mà phía sau đó là cộng đồng các DTTS miền Nam, Tây Nguyên.
“Nếu như trong diễn văn khai mạc (cũng là lá thư thứ nhất) tại Hội nghị đại biểu các DTTS miền Bắc ngày 3-12-1945, Bác nói: “Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các DTTS được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói nữa”; thì ở lá thư thứ 2 Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”. Có hai điểm chú ý:
Thứ nhất: Đọc lá thư thứ nhất Bác gửi, mọi người có thể hiểu có “hai nhóm” dân tộc ở Việt Nam trong câu: “các DTTS được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa”.
Nhưng đến lá thư thứ 2, Bác gọi chung tất cả các dân tộc: “Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”.

Thứ hai: lá thư thứ nhất, Bác giao 4 nhiệm vụ cho các DTTS:

1-Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng.

2-Hết sức tăng gia sinh sản.

3-Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói.

4-Gây sự thân thiện giữa ta và Trung Quốc, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới Việt Nam và Trung Quốc.

Lá thư thứ 2 Bác không giao nhiệm vụ riêng cho các DTTS, mà xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.

Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.

Qua nhiều bài nói chuyện sau này của Bác cho thấy: tư tưởng xuyên suốt của Bác Hồ về dân tộc Việt Nam và quan hệ giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam là:

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, yêu thương và giúp đỡ nhau trong đại gia đình dân tộc Việt Nam; cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một. Tổ quốc Việt Nam, Nhà nước Việt Nam là của toàn thể các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc; tăng cường củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc và chăm lo tạo điều kiện cho các DTTS phát huy nội lực vươn lên tiến bộ cùng cả nước.

Lời hiệu triệu từ trái tim

Bức thư của Bác là lời hiệu triệu, vừa tha thiết, vừa sâu sắc kêu gọi các DTTS miền Nam, Tây Nguyên đoàn kết cùng cả nước kháng chiến chống Pháp và sau này kháng chiến chống Mỹ.

“Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”-nội dung cuối cùng kết thúc bức thư là sự xác lập một quyết tâm sắt đá và giàu sức thuyết phục. Nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Ksor Phước cho rằng: “Trong bối cảnh đó, từng câu, từng chữ trong bức thư đã có sức mạnh to lớn hội tụ, làm nhân lên sức mạnh đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đối với các DTTS ở miền Nam và Tây Nguyên”. Theo ông, tư tưởng của Bác đã vượt thời đại cho đến mãi mai sau vẫn sẽ được không chỉ người Việt Nam mà cả loài người tiến bộ đánh giá: rất cao quý.

Theo lời kêu gọi của Bác, đồng bào cả nước đã làm nên chiến thắng 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Lá thư của Bác đã thu hút được rất nhiều nhân sĩ, trí thức DTTS đứng vào hàng ngũ cách mạng. Trong hơn 30 năm kháng chiến, Tây Nguyên đã cống hiến cho đất nước những người con ưu tú, xả thân vì nước và vun đắp cho mối tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc, tiêu biểu như các cụ: Y Ngông Niêkdam, Y Bih Alê Ô, Y Vang Môlô Dundu, Y Blốc Êban, Ksor Krơn, Ama Quang, Anh hùng Đinh Núp, Anh hùng Wừu, Sô Lây Tăng… và rất nhiều cán bộ lão thành khác đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

73 năm trôi qua, khắc sâu lời căn dặn của Bác, đồng bào DTTS miền Nam, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đã đoàn kết một lòng, vượt qua gian khổ để cùng nhau quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước phát triển toàn diện, bền vững trong xu thế hội nhập và phát triển. Sau khi có Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc và Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-1-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách đặc thù cho vùng Tây Nguyên, mà một trong những trọng tâm là bảo đảm một nguồn lực cần thiết để tạo bước chuyển về sản xuất, đời sống trong vùng DTTS tại chỗ; bảo đảm sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, chung sức chung lòng xây dựng Tây Nguyên giàu mạnh.

“Đến nay trong vùng DTTS, cơ sở hạ tầng đã từng bước được cải thiện nâng cao; khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được tăng cường vững chắc; hệ thống chính trị trong vùng đồng bào DTTS được củng cố; không ngừng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, tiếng nói và chữ viết các dân tộc; quốc phòng-an ninh tại vùng đồng bào DTTS được giữ vững...”-ông Ksor Phước nêu rõ.

Tây Nguyên hôm nay đã và đang trở thành quê hương chung của 54 dân tộc anh em. Trên vùng đất này, các dân tộc đã và đang cùng chung tay dựng xây và bảo vệ Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp để các dân tộc cùng được ấm no, hạnh phúc.

 TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.