Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng làng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 28-2, tại huyện Phú Thiện (Gia Lai), Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Dự hội nghị có các đồng chí: Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy. Cùng dự còn có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh; trưởng các ban Đảng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.
Điểm sáng làng Hek
Trong sáng 28-2, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã cùng các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương về thăm làng Hek và làng Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-những ngôi làng NTM đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Trong đó, làng Hek được tỉnh và huyện chọn làm điểm xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo tinh thần Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Làng Hek nằm cách trung tâm xã Chư A Thai gần 10 km về phía Tây Bắc, là một trong 4 làng căn cứ cách mạng. Làng có tổng diện tích hơn 14,7 ha với trên 100 hộ, hơn 400 khẩu. Trước đây, người dân chủ yếu sản xuất lúa rẫy 1 vụ và trồng mì, không chủ động được nước tưới nên thu nhập thấp, làng có hơn 60% hộ nghèo. Hệ thống điện, đường giao thông chưa hoàn thiện; nhà cửa chưa được quy hoạch bài bản. Thêm vào đó, trước kia có một bộ phận người dân của làng tự ý di dời lên định cư trên núi Cheng Leng (thuộc địa phận xã Hbông, huyện Chư Sê); trẻ em không được học hành, ốm đau không được chữa bệnh kịp thời…
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai thăm làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-một trong những làng nông thôn mới đầu tiên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Ảnh: Đ.P
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai thăm làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-một trong những làng nông thôn mới đầu tiên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Ảnh: Đ.P
Ông Đỗ Ngọc Thành-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Thiện-cho hay: Trong quá trình triển khai xây dựng làng NTM tại làng Hek, ngoài mục tiêu, nhiệm vụ theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn của huyện thì có thêm nhiệm vụ di dời các hộ dân trên núi Cheng Leng về định cư. “Điểm mấu chốt là làm thay đổi tập quán sản xuất, quy hoạch lại làng, sắp xếp dân cư nhưng phải giữ được ổn định trong dân, giữ được bản sắc, không được làm xáo trộn đời sống văn hóa tinh thần của bà con tại đây”-ông Thành nói.
Nhờ sự đoàn kết, đồng thuận của người dân nên tốc độ di dời nhà cửa cũng như triển khai thực hiện các hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại làng Hek được đẩy nhanh. Đặc biệt, với sự giúp sức của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, hàng chục ngôi nhà sàn đã được di dời về vị trí mới an toàn. Ngoài ra, các đơn vị còn huy động cán bộ, chiến sĩ giúp dân làm hàng rào, chuồng nuôi nhốt gia súc, cải tạo vườn tạp, trồng rau xanh, vệ sinh môi trường...
Sau khi ổn định làng Hek, cùng với sự trợ giúp của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 991 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), huyện Phú Thiện đã di dời 12 hộ dân với gần 60 khẩu ở núi Cheng Leng về định cư tại làng Hek.
Trong không khí ấm áp, thân tình, ông Đinh Dinh-Bí thư chi bộ làng Hek-phấn khởi mời Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn đi thăm làng Hek. “Nhờ lãnh đạo tỉnh, huyện quan tâm giúp đỡ, đến nay, làng Hek đã được sắp xếp, quy hoạch lại bài bản. Huyện giúp làm 11 trục đường bê tông chia làng thành 8 ô bàn cờ, lấy nhà rông làm khu trung tâm, kéo điện thắp sáng, làm bể nước sạch cho người dân sử dụng. Hơn 100 nóc nhà sàn được sắp xếp, di dời quay mặt ra đường chính, có cổng, ngõ. Mỗi hộ có 600 m2 đất để làm nhà, vườn rau và chuồng nuôi nhốt gia súc. Chính quyền còn hỗ trợ lưới B40, trụ bê tông để người dân rào vườn nhà nào ra nhà đó”-ông Đinh Dinh phấn khởi nói.
Ghé thăm nhà anh Ksor Krốt (SN 1990) là hộ nghèo nhất làng vừa được hỗ trợ di dời từ núi Cheng Leng về, Bí thư Tỉnh ủy rất vui mừng vì anh Krốt và mẹ già đã được an cư trong căn nhà mới xây kiên cố có tổng kinh phí 50 triệu đồng do đích thân Bí thư Tỉnh ủy tặng. “Chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể huyện Phú Thiện, xã Chư A Thai đã hướng dẫn và hỗ trợ gia đình tôi làm vườn rau xanh, chuồng bò, nhà vệ sinh. Sắp tới, tôi sẽ cố gắng sản xuất, chăn nuôi để thoát nghèo và dành tiền cưới vợ”-anh Krốt xúc động bày tỏ.
Còn ông Kpă Uy-người có uy tín tại làng Hek-phấn khởi nói: “Làng Hek đón nhận 12 hộ, 60 khẩu là những người anh em, con cháu mình ở trên núi Cheng Leng về đây cùng nhau sinh sống. Được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo điều kiện về nhiều mặt, chúng tôi sẽ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cuộc sống mới”.
Trong niềm phấn khởi vì tận thấy những kết quả bước đầu trong xây dựng NTM ở làng Hek, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã đến thăm làng Pông và cánh đồng mía lớn rộng 87 ha của 78 hộ người Bahnar trong làng. Diện mạo làng NTM đang khởi sắc từng ngày. Điều này là minh chứng rõ nét cho chủ trương đúng đắn của Đảng; sự nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm cao cùng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Phú Thiện.   
Chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với tạo sinh kế
Thực hiện Chỉ thị số 12, trong năm 2018 đã có 32 làng thuộc 30 xã ở 17 huyện, thị xã, thành phố đăng ký xây dựng làng NTM. Các làng này đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn rà soát thực trạng, xây dựng kế hoạch, đề án triển khai thực hiện. Trong các kế hoạch, đề án đó, các địa phương đã xác định phương án xây dựng khu dân cư, lộ trình và giải pháp lồng ghép các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh tham quan cánh đồng mía lớn rộng 87 ha của làng Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện).   Ảnh: Đ.P
Lãnh đạo tỉnh tham quan cánh đồng mía lớn rộng 87 ha của làng Pông (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện). Ảnh: Đ.P
 
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 9 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS, trong đó có Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh. Riêng Báo Gia Lai năm 2018 đã đăng tải 120 bài, 75 tin phản ánh về công tác xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS.

Sau 1 năm triển khai thực hiện, các địa phương đã huy động hơn 70,5 tỷ đồng để xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS. Trong đó, ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh hơn 23 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 24,3 tỷ đồng, ngân sách xã gần 3,2 tỷ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ hơn 1,76 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 7,8 tỷ đồng, các nguồn khác hơn 10,3 tỷ đồng. Các địa phương đã huy động hơn 3.820 ngày công để tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, cổng chào, làm nhà rông văn hóa, các công trình vệ sinh, hàng rào. Người dân cũng đã hiến 17.611 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn… Đến nay, toàn tỉnh đã có 15 làng thuộc 10 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM. 
Tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 12, một số đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc quy hoạch, sắp xếp nhà cửa, bố trí lại dân cư ở các làng đồng bào DTTS như hiện nay liệu có làm mất đi bản sắc kiến trúc văn hóa vốn có của các làng. Cùng với đó, các đại biểu cũng mong muốn ngoài việc sắp xếp, bố trí lại dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các làng thì quá trình xây dựng làng NTM phải quan tâm đến việc tạo sinh kế lâu dài; phát triển sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều địa phương nêu khó khăn về quỹ đất để quy hoạch, bố trí dân cư và khu vực sản xuất; đồng thời đề xuất tỉnh nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng NTM.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho biết, năm 2019, tỉnh sẽ dành 114 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách năm 2018 để bổ sung cho chương trình xây dựng NTM. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương phải lồng ghép các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện. Cùng với đó, các địa phương quan tâm xây dựng kinh tế hàng hóa ở các làng NTM trong đồng bào DTTS.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh: Không có làng NTM thì không có xã NTM. Do đó, các địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với xây dựng xã NTM. Trong năm 2019, toàn tỉnh phải có 39 làng đạt chuẩn NTM trong vùng đồng bào DTTS. Cùng với đó, tỉnh phải nghiên cứu đề án xây dựng 664 thôn, làng đặc biệt khó khăn của tỉnh trở thành làng NTM từ nay đến năm 2025. Để làm được điều này, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu MTTQ và đoàn thể các cấp phải đồng bộ chung tay; các cơ quan chức năng phải vào cuộc mạnh mẽ. Bên cạnh đó, phải triển khai ngay việc kết nghĩa giữa làng người Kinh với làng đồng bào DTTS, xem đó như động lực để xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS.
 ĐỨC PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.