Không thể xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội về chính trị là xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thời gian gần đây, lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là vấn đề về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, trên internet, mạng xã hội, một số hãng thông tấn báo chí phương Tây đã đăng nhiều thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng các đại biểu tham dự hội nghị AMM 29 chụp ảnh chung. Ảnh minh họa: TTXVN.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng các đại biểu tham dự hội nghị AMM 29 chụp ảnh chung. Ảnh minh họa: TTXVN.
Không ít những cá nhân, nhóm cá nhân đóng vai “người yêu nước”, “chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” đã viết bài phát tán trên internet, mạng xã hội với những giọng điệu cho rằng: Việt Nam đang “đi dây trong quan hệ với các nước lớn; để giữ độc lập, chủ quyền... phải “thoát Trung”; “chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc mạnh thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo; “chính sách quốc phòng “ba không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia) là “tự trói tay mình”…
Vậy bối cảnh chính trị-xã hội của đường lối đối ngoại Việt Nam là gì? Việt Nam đã vượt qua những rào cản nào để có được những quan hệ đối ngoại rộng mở như ngày nay? Và bản chất đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là gì?
1-Bối cảnh địa chính trị, xã hội của đường lối đối ngoại Việt Nam
Ngày nay, nhìn lại lịch sử Việt Nam từ lăng kính địa chính trị và xã hội, chúng ta thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến Việt Nam phải thường xuyên chống lại các thế lực thực dân xâm lược và phải có chính sách hòa hiếu với các quốc gia, nhất là các nước láng giềng, là bởi Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực địa chính trị có tầm quan trọng nhất khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông, bờ biển dài hơn 3.260km. Về giao thông, Biển Đông là biển quan trọng nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trải qua nhiều thập kỷ trong lịch sử, Biển Đông luôn được coi là con đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung Cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay, hơn 90% lượng hàng hóa thương mại của thế giới được vận chuyển bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
Theo các chuyên gia thì khu vực Biển Đông chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate). Đây là nguồn năng lượng sạch còn quý hơn dầu mỏ và thay thế dầu khí trong tương lai gần. Ngoài ra, Biển Đông còn chứa nhiều khoáng sản quý như quặng thiếc, titan, vonfram, brom, sắt, đồng, đất hiếm… Đây là một trong những lý do cơ bản khiến nhiều nước lớn quan tâm và dân tộc Việt Nam phải ứng phó với các cuộc cạnh tranh của nhiều nước lớn để duy trì môi trường hòa bình, xây dựng đất nước.
2-Việt Nam đã vượt qua những rào cản nào để có được quan hệ đối ngoại rộng mở như ngày nay?
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (30-4-1975), nhân dân Việt Nam đã phải vượt qua chính sách cấm vận của Hoa Kỳ (từ  năm 1975 đến 1994). Từ năm 1978 đến 1989, Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tiếp đó, sau khi Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Việt Nam mất đi sự ủng hộ về chính trị và giúp đỡ to lớn về kinh tế của các quốc gia trên.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn kiên trì đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công cuộc đổi mới, mở đầu từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, từng bước đưa dân tộc Việt Nam vượt qua khó khăn về kinh tế-xã hội, khôi phục, mở rộng các quan hệ quốc tế. Năm 1995, Việt Nam đã đi từ tháo gỡ cấm vận, mở rộng và đưa các quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu với việc xác lập các quan hệ đối tác chiến lược. Cho đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định đối tác chiến lược với 12 quốc gia. Việt Nam cũng đã ký hiệp định đối tác toàn diện với Hoa Kỳ.
Uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Việt Nam trở thành thành viên (không thường trực) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016).
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong thập kỷ qua có nhiều bước thăng trầm, nhất là do những vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã cùng với Trung Quốc và các nước có liên quan thực hiện được những bước đi cơ bản để duy trì môi trường hòa bình. Trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, năm 2011, lãnh đạo hai nước đã ký văn kiện “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Đó là những nguyên tắc như: (1) Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục… kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển…; (2) Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử… mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng…; (3) Hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung về “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC)… Những văn kiện này là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để chúng ta đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền quốc gia và duy trì quan hệ bình đẳng, hữu nghị với Trung Quốc-nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông.
3-Bản chất đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam ngày nay một mặt kế thừa truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc, mặt khác đã có bước phát triển sáng tạo thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới. Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc” lên trên hết. Đồng thời “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
Với quan điểm rõ ràng nêu trên, thì bản chất chính trị của đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam ngày nay là: Thứ nhất, đặt lợi ích quốc gia-dân tộc lên trên hết. Nói cách khác, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lợi ích quốc gia-dân tộc làm tiêu chí, mục tiêu của đường lối, chính sách đối ngoại. Thứ hai, đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam ngày nay linh hoạt, mềm dẻo dựa trên nhận thức đúng về đối tác và đối tượng. Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX xác định: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Thứ ba, trên lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Trong thời đại hiện nay, tổ chức các liên minh quân sự, hoặc xây dựng căn cứ quân sự của nước này tại một nước khác không còn phù hợp. Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “ba không”: Không tham gia các liên minh quân sự; không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia...
Như vậy, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam không phải là một chiến lược, sách lược ngoại giao nhất thời mà là một chính sách chính trị, công khai, minh bạch, quang minh chính đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Vọng Đức (QĐND/VOV)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.