Hiến kế phòng chống tham nhũng: Dựa vào sức mạnh nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cả Giáo sư Trần Đình Bút và tiến sĩ Đinh Phương Duy đều cho rằng, khi chủ trương công khai, minh bạch được thực hiện nghiêm chỉnh, cùng sự giám sát của nhân dân thì tham nhũng chắc chắn không còn đường sống.

Diệt giặc tham nhũng

Cần coi đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến thực sự, nguy hiểm hơn cả chiến tranh chống ngoại xâm. Vì kẻ thù không xuất đầu lộ diện trước mắt ta, mà có thể thường ngày vẫn là những quan chức mà ta cần giao tiếp, thậm chí họ đôi khi còn đóng vai trò mô phạm để khuyên dụ ta. Họ đang ngầm phá đất nước từ trong ruột phá ra, trong mọi lĩnh vực hoạt động của bộ máy công quyền…, mà hậu quả nguy hại nhất là hủy hoại lòng tin của người dân. Có thể họ là người hiểu hơn ai hết một chân lý đã được khẳng định “mất lòng tin là mất tất cả”, song lòng tham vô đáy đã chi phối mọi hành động của họ. Các giải pháp mà ta bàn để đẩy lùi tham nhũng, trong sạch hóa bộ máy sẽ trở thành vô hiệu, nếu không trên nhận thức về tính chất quyết liệt của cuộc chiến này. Phải diệt tham nhũng như diệt giặc, chứ không chỉ dừng ở phòng chống.
Quy luật diễn biến của tham nhũng là sau khi nắm quyền lực thì từng bước lộng quyền, lạm quyền... Kinh nghiệm ngăn ngừa xu thế trên, là bên cạnh cơ quan quyền lực, luôn phải tồn tại cơ quan kiểm tra, và một tòa án đủ thẩm quyền bảo đảm tính vô tư, nghiêm minh của luật pháp. Do đó, một cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên và hữu hiệu là đòi hỏi luôn cấp thiết.
Trong đầu tư công, việc công khai, minh bạch cần từ khâu quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình lớn tầm cỡ quốc gia, tiếp đến là thu chi ngân sách mỗi cấp, từ T.Ư đến cấp xã. Đối với các công trình lớn quốc gia, từ khâu xây dựng dự toán, đấu thầu, kiểm tra xây dựng... đều phải công khai, minh bạch, sẽ có triệu triệu con mắt giám sát, sẽ tránh được gian dối, làm bừa, làm giả. Đối với ngân sách, ở cấp nhà nước, ngành và địa phương cần công khai hóa đủ chi tiết để dân biết từng nguồn thu, khoản chi lớn, quy định rõ trách nhiệm giải trình, mức độ xử lý nếu có nghi ngờ tham nhũng. Các cơ quan báo chí cần được đảm bảo quyền tham gia quá trình công khai, minh bạch hóa này, bởi kinh nghiệm đã chứng tỏ phát hiện tham nhũng chủ yếu nhờ sự đóng góp của thông tin, báo đài.
Cuộc chiến chống tham nhũng đã được coi là một nhiệm vụ chính trị quan trọng thời gian trước mắt. Chắc chắn còn nhiều trở ngại, vì kẻ tham nhũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm lôi kéo, phân hóa, mua chuộc những ai không đủ cảnh giác và quyết tâm trong cuộc chiến vô cùng phức tạp và đầy khó khăn này. Nhưng nhân dân luôn đủ trình độ để cảnh giác, không gì mua chuộc hoặc lung lạc được, nếu như chủ trương công khai, minh bạch được thực hiện nghiêm chỉnh, để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì mọi trắng đen sẽ rõ ràng. Với con mắt của hàng triệu người dân giám sát, thì mọi thủ đoạn mua chuộc, thay trắng đổi đen sẽ bị vạch mặt chỉ tên. Kẻ tham nhũng sẽ lộ mặt nguyên hình, không có nơi nào để chạy trốn.
Giáo sư Trần Đình Bút
Cần có “độc dược”
Tham nhũng được xem là một trong những vấn nạn lớn nhất trên con đường phát triển, là “độc tố” với nhiều nguy hại rình rập đe dọa sự tồn vong của chế độ và làm giảm sút niềm tin của người dân, của xã hội, nhưng rõ ràng vấn nạn này chỉ là căn bệnh khó chữa chứ không phải ác tính. Do vậy, tham nhũng hoàn toàn có thể loại trừ được khi chúng ta có được “độc dược”.
“Độc dược” ở đây là gì? Đó là vấn đề nhận thức trúng, đúng và đủ về thực trạng tham nhũng. Mối lo lớn nhất xuất phát từ nội tại bộ máy, đó là những hệ lụy phát sinh từ tham nhũng chính sách. Một số người có quyền, có tiền, nhưng không có khát vọng cống hiến, không trong sáng trong điều hành, quản lý…, lại tham vọng thâu tóm thêm quyền lực, thâu tóm thêm tiền bạc dẫn đến tệ chạy chức, chạy quyền, phe cánh, lợi ích nhóm bao che, dung túng cho tham nhũng “có đất sống”.
Một khi pháp luật chưa hoàn thiện, tham nhũng càng khoét sâu vào bộ máy. Đối tượng tham nhũng luôn có mưu đồ, toan tính, do vậy chúng ta cần nhận diện để chủ động phòng chống, loại trừ. Bây giờ chúng ta cần chọn lựa cho bằng được những cán bộ thực tâm, thực tài, vì dân phục vụ, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, đặc biệt là đối với cán bộ cấp chiến lược. Phải làm sao để xây dựng được cơ chế, áp dụng thành công nguyên tắc là “không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, không cần tham nhũng và không muốn tham nhũng”.
Có thể nói đối tượng tham nhũng sợ nhất là tính công khai, minh bạch và sự trừng phạt nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật. Tham nhũng mà xử án treo, chỉ kiểm điểm rồi cho qua là không được. Điều đáng mừng là thời gian vừa qua, tội phạm tham nhũng khi phát hiện đã bị pháp luật trừng trị thích đáng.
Đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở, chúng ta cũng không thể xem nhẹ nguy cơ phát sinh tham nhũng. Khi mà lương thấp, những người có lòng tham sẽ phát sinh “hội chứng cướp đoạt”, tìm đủ mọi cách “moi tiền” ngân sách và của dân khi người dân đi làm thủ tục hành chính…
Vấn đề tiếp nhận thông tin phản ánh, tố cáo tham nhũng cũng rất cần lưu tâm. Chúng ta cần phải có cơ chế cụ thể và xem xét thấu đáo việc phản ánh, tố cáo “nặc danh” về tham nhũng để có thể phát huy sức mạnh từ sự giám sát “vô hình” từ phía người dân và nội tại bộ máy.
Song song đó, chúng ta cần xem xét trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan để xảy ra tham nhũng và những cán bộ của cấp ủy, các cơ quan có liên quan trực tiếp đến các vụ việc tham nhũng, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực ngày càng rõ nét hơn.
Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM
Đình Phú (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.