Bỏ ăn sáng gây hại gì cho sức khỏe?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu mới cho thấy việc ăn sáng không đều đặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khoảng 33%, theo Archy Worldys.
Theo một phân tích trên gần 100.000 người cho thấy những người ăn sáng không thường xuyên, ngày có ngày không, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 33% so với những người ăn sáng đầy đủ, theo Daily Mail.
Nguy cơ tăng lên 55% ở những người bỏ bữa sáng từ 4 lần một tuần trở lên.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập kết quả của 6 nghiên cứu trước đó để khám phá ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường ở 96.000 người tham gia.
Những người thừa cân có xu hướng bỏ bữa sáng vì họ lầm tưởng rằng hành động này làm giảm lượng calo ăn vào.
Đối với nhóm người thừa cân, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 22% nếu họ bỏ bữa sáng so với những người thừa cân nhưng vẫn duy trì bữa ăn sáng, theo Archy Worldys.
Do việc bỏ bữa sáng khiến họ có thể ăn nhiều hơn vào bữa trưa, hoặc ăn vặt nhiều hơn, dẫn đến sự gia tăng đáng kể mức độ đường huyết và insulin, không tốt cho quá trình trao đổi chất, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Người ta tin rằng 30% người dân trên khắp thế giới không ăn sáng, tiến sĩ Sabrina Schlesinger thuộc Trung tâm Tiểu đường của Đức ở Düsseldorf, cho biết.
Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể là do xu hướng ăn nhẹ vào cuối ngày, khiến họ bỏ bữa sáng.
Nghiên cứu cho thấy bữa sáng gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, ít thịt đỏ và đường, là tốt nhất, theo Archy Worldys.
Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm