Thiếu niên 16 tuổi bị mù sau 3 tháng nhỏ thuốc mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau hơn 3 tháng tự ý nhỏ mắt bằng thuốc chứa coirticoid để chữa viêm kết mạc, nam thiếu niên 16 tuổi bỗng nhìn mờ rồi bị mù hẳn và không nhìn thấy gì.

Chiều 12-3, bác sĩ Vũ Anh Tuấn, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết các bác sĩ ở đây vừa phẫu thuật cho nam thiếu niên 16 tuổi ở Hải Dương bị glôcôm. Đây là trường hợp khá hiếm gặp khi một người trẻ tuổi mắc căn bệnh này.

Bệnh nhi cho biết trước đó em được chẩn đoán viêm kết mạc, sau khi hết đợt điều trị, bệnh nhân tự ý mua thuốc điều trị tiếp. Sau mỗi lần nhỏ thuốc, thiếu niên này cảm thấy mắt rất dễ chịu nên cũng nhỏ thuốc nhiều lần hơn. Suốt hơn 3 tháng, ngày nào thiếu niên này cũng nhỏ mắt 3-4 lần.

Cách đây ít ngày, cả hai mắt nam thiếu niên bỗng nhiên nhìn mờ và hầu như không nhìn thấy gì nữa. Thiếu niên buộc phải nghỉ học. Mọi sinh hoạt phải có người thân trợ giúp.

Tại thời điểm thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị mù do mắc bệnh glôcôm.


 

 Việc lạm dụng thuốc nhỏ mắt có thể khiến đôi mắt bị mù loà - Ảnh minh họa
Việc lạm dụng thuốc nhỏ mắt có thể khiến đôi mắt bị mù loà - Ảnh minh họa



Theo bác sĩ Tuấn, trường hợp người trẻ mắc bệnh lý này thường do lạm dụng thuốc chứa corticoid thuốc nhỏ mắt hoặc do có bệnh lý di truyền. Với trường hợp nam bệnh nhân nói trên, việc nhỏ thuốc kéo dài, không có chỉ dẫn của bác sĩ đã khiến bệnh nhân bị mù. Bệnh nhân được phẫu thuật mắt trái tuy nhiên khả năng thị lực bệnh nhân hồi phục như bình thường là không thể.

Đến thời điểm này, 3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ có thể nhìn thấy bóng tay mờ mờ. Việc phẫu thuật này chỉ giúp bệnh nhân hồi phục một phần thị lực và có thể tự đi lại, sinh hoạt trong gia đình.

Các nghiên cứu cho thấy, nhiều bệnh nhân mắc bệnh glôcôm (hay còn gọi là thiên đầu thống) nhập viện trong tình trạng muộn, thị lực thấp, nguy cơ mù lòa cao hoặc không tuân thủ điều trị. Đặc biệt, việc người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt kéo dài có corticoid khiến mắt bị mất thị lực và có thể mù vĩnh viễn do glôcôm.

Theo các nghiên cứu, ước tính trên thế giới sẽ có khoảng 80 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2020 và khoảng 1,2 triệu người mù do căn bệnh này. Riêng tại Việt Nam, ước tính có khoảng 700.000 người mắc bệnh lý glôcôm.

Bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết có thể phòng tránh được mù lòa do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật và phải được theo dõi thường xuyên, tái khám định kỳ. Những người có nguy cơ như: người trên 40 tuổi; tiền sử gia đình có người mắc bệnh glôcôm; người có nhãn áp cao; tật khúc xạ viễn, cận thị; có tiền sử mắt bị chấn thương; dùng corticoid kéo dài; đái tháo đường, béo phì; tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn hệ thống... nên thường xuyên đi khám mắt.

Dịp này, Bệnh viện mắt Hà Nội (cơ sở 2) sẽ khám mắt miễn phí cho các đối tượng có nguy cơ thời gian từ 14-15 giờ các ngày 11 đến 16-3-2019 để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý glôcôm cho người bệnh.

D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.