Giảm gánh nặng cho người nhiễm HIV/AIDS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ đầu năm 2019, người nhiễm HIV từ 16 tuổi trở lên được thanh toán chi phí điều trị thuốc ức chế sự phát triển của vi rút HIV (ARV) từ Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là cơ hội để những người nhiễm HIV/AIDS giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi họ không còn nhận được nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế.
Ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai-cho biết: Điều trị ARV mang lại sức khỏe, giảm tử vong, nâng cao tuổi thọ cho người nhiễm HIV. Điều trị ARV cũng giúp giảm lây truyền HIV do khi điều trị bằng thuốc ARV số lượng vi rút HIV trong máu của người nhiễm HIV giảm xuống mức thấp. Phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV nếu được điều trị ARV thì có đến 98% trẻ em sinh ra không bị nhiễm HIV... Cũng theo ông Tuấn, người nhiễm HIV điều trị ARV thông qua nguồn thuốc từ Quỹ BHYT là cơ chế tài chính bền vững và nếu người nhiễm HIV không tham gia BHYT sẽ không được hỗ trợ. Vì vậy, người nhiễm HIV cần tham gia BHYT để được chăm sóc sức khỏe cho bản thân và điều trị ARV dự phòng lây nhiễm HIV ra cộng đồng.
  Sự kiện “Những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT” diễn ra sáng 8-3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: N.N
Sự kiện “Những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT” diễn ra sáng 8-3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: N.N
Là một trong những bệnh nhân đầu tiên tại Gia Lai được nhận thuốc ARV từ nguồn BHYT, anh B.M.N. (TP. Pleiku) bộc bạch: “Tôi ý thức điều trị ARV sớm mang lại sức khỏe để lao động, có thu nhập cho bản thân và gia đình. Khi thuốc ARV được cung cấp miễn phí thông qua nguồn tài trợ quốc tế chấm dứt thì tham gia BHYT để được thanh toán thuốc ARV từ Quỹ BHYT là việc làm thiết thực, ý nghĩa, giảm gánh nặng cho người bệnh”.
Tại tỉnh ta, chương trình phòng-chống HIV/AIDS trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được khống chế, giảm cả ba tiêu chí: giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Tính đến nay, toàn tỉnh có 1.088 người nhiễm HIV, trong đó có 390 người chuyển sang AIDS và 248 trường hợp tử vong do AIDS. Hiện 17/17 huyện, thị xã, thành phố đều có bệnh nhân HIV/AIDS, tập trung nhiều ở các huyện: Ia Grai, Chư Prông, Chư Pah và TP. Pleiku.
Nhằm đảm bảo 100% người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh có thẻ BHYT theo Quyết định 2188/QĐ-TTg, ngày 15-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã có Công văn số 2602/UBND-KGVX ngày 16-11-2018 chỉ đạo Sở Y tế, Sở Tài chính và Bảo hiểm Xã hội tỉnh đảm bảo kinh phí mua BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc ARV cho bệnh nhân có thẻ BHYT giai đoạn 2018-2020. Trong 2 năm (2018-2019), UBND tỉnh đã cấp đủ kinh phí theo kế hoạch đảm bảo mua thẻ BHYT cấp miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, toàn tỉnh có 258 bệnh nhân HIV đang điều trị ARV, trong đó, 248 người đã có thẻ BHYT, số còn lại do sợ lộ danh tính nên chưa cung cấp thông tin đầy đủ. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh sẽ tiếp tục vận động, tư vấn tích cực để người bệnh hiểu quyền lợi khi tham gia BHYT nói chung và việc điều trị bằng thuốc ARV nói riêng, từ đó chủ động tham gia. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng đã tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như: phát sóng các nội dung thông điệp về tầm quan trọng của BHYT trong việc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, nói chuyện chuyên đề, phổ biến Luật Phòng-chống HIV/AIDS, thăm hỏi hộ gia đình người nhiễm HIV tại địa phương... 
“Năm 2019, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã xây dựng kinh phí mua thẻ BHYT và kinh phí hỗ trợ cùng chi trả 20% cho 300 bệnh nhân điều trị ARV trên 409 triệu đồng và đã được phê duyệt. Trung tâm cũng ký hợp đồng với Bảo hiểm Xã hội TP. Pleiku mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV. Từ tháng 1 đến tháng 3-2019, đã cấp thẻ BHYT cho 171 người nhiễm HIV. Hiện tại, những người chưa có thẻ BHYT vẫn được cấp thuốc ARV nhưng thời gian tới, nếu không tham gia BHYT thì khi hết thuốc sẽ không được cấp. Chính vì vậy, người nhiễm HIV cần có trách nhiệm tham gia BHYT để được thanh toán thuốc ARV từ nguồn BHYT”-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.