Cứu sống bé gái hơn 2 tuổi bị hóc hạt dưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 26-1, tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, các bác sĩ tại đây vừa cấp cứu thành công một ca bé gái 27 tháng tuổi bị hóc hạt dưa nguy hiểm đến tính mạng.
Trước đó, khoảng 7 giờ tối ngày 22-1, cháu A Băng (27 tháng tuổi, trú tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đang ngồi chơi với hạt dưa. Bỗng dưng cha mẹ của cháu phát hiện cháu ho sặc sụa, khó thở, mặt tím tái. Cháu đã được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện tại tỉnh Kon Tum và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi Gia Lai với chẩn đoán theo dõi dị vật đường thở. Đến ngày 24-1, cháu A Băng được chuyển đến khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
Hạt dưa được gắp ra khỏi phế quản của A Băng. Ảnh: Văn Ngọc
Hạt dưa được gắp ra khỏi phế quản của A Băng. Ảnh: Văn Ngọc
Tại đây, các bác sĩ đã xác định hạt dưa rơi vào phế quản phải của cháu bé. Đến sáng 25-1, A Băng được tiến hành gây mê hơi và các bác sĩ đã dùng dụng cụ để gắp thành công hạt dưa ra khỏi phế quản của cháu. Sau khi phẫu thuật thành công, cháu A Băng đã hồi phục sức khỏe, ăn uống bình thường và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến-Khoa Tai-Mũi-Họng, trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị hóc dị vật. Khi trẻ vừa ngậm dị vật vừa nô đùa thì nguy cơ sẽ bị hóc ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. “Trường hợp của cháu Băng vì hạt dưa còn nhỏ, chỉ che lấp một phần đường thở nên cháu vẫn có thể thở được dù khó khăn. Nếu gặp các dị vật to hơn thường gặp như thạch rau câu, hạt mít, hạt chôm chôm… thì sẽ đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, nếu đường thở bị các dị vật che lấp thì chỉ sau 3-5 phút trẻ sẽ tử vong”-bác sĩ Tiến cho hay.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, dịp Tết là khoảng thời gian nguy cơ trẻ hóc dị vật đường thở cao hơn đặc biệt là hạt dưa, hạt bí, thạch rau câu. Bởi vậy các bậc phụ huynh cần phải cẩn trọng khi cho các bé tiếp xúc với những vật như vậy. Nếu trẻ có biểu hiện của việc hóc dị vật cần phải được sơ cứu và đưa ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. Được biết, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mỗi năm có trung bình khoảng 5 ca bị hóc dị vật đường thở được cấp cứu thành công.    
Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại thành phố Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đưa thiết bị thể dục thể thao ngoài trời về làng, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại TP. Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời nhằm tạo cho người dân có thêm không gian để rèn luyện sức khỏe, qua đó nâng cao tính gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường sống chan hòa, lành mạnh.