Trẻ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Gia Lai, với 68 mẫu nghi ngờ viêm não Nhật Bản gửi đi xét nghiệm từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã phát hiện 8 ca dương tính với viêm não Nhật Bản. Trong số này có 7 ca là trẻ em dưới 8 tuổi.
  Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Ảnh: N.N
Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Ảnh: N.N
Bác sĩ Phan Xuân Hoàng (Khoa Hồi sức-Tích cực-Chống độc, Bệnh viện Nhi) cho biết: Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm với những tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, đôi khi gây tử vong. Viêm não Nhật Bản xuất hiện rải rác trong năm nhưng cao điểm là từ tháng 6 đến tháng 9, là mùa côn trùng truyền bệnh phát triển. Cho tới nay, viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp tốt nhất là chủ động phòng ngừa, cụ thể là tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản.  
Theo bác sĩ Hoàng, lứa tuổi dễ mắc bệnh là trẻ dưới 8 tuổi, đường lây bệnh thường là do muỗi đốt. Khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thần kinh trung ương như: co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê… gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, gia đình cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy. Nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
Nguồn: Sở Y tế

Mặc dù bệnh viêm não Nhật Bản có thể phòng được bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh (vắc xin này có trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc có thể tiêm tại các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ khác) nhưng nhiều gia đình không đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, bỏ mũi… dẫn đến việc trẻ không có kháng thể phòng bệnh. Số liệu thống kê từ ngành Y tế cho thấy, số trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ trong chương trình tiêm chủng mở rộng 5 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 36,56%; số trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 đạt 35,7%, mũi 3 chỉ đạt 25,68%...
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Xuân-Trưởng khoa Kiểm soát Dịch bệnh (Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh), vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được tổ chức tiêm thường xuyên hàng tháng tại tất cả các trạm y tế xã, phường cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Mũi 1 được tiêm cho trẻ lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 1 năm; sau đó tiêm mũi nhắc lại mỗi 3-4 năm/lần để tăng cường kháng thể.
“Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cũng đã hỗ trợ cho huyện Ia Grai, Chư Sê, Đak Đoa và thị xã Ayun Pa triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ 5-15 tuổi (mũi 1 và mũi 2). Năm 2018, huyện Ia Grai và thị xã Ayun Pa đã triển khai tiêm nhắc lại mũi 3; tháng 10-2018, sẽ tiếp tục triển khai tại huyện Chư Sê và Đak Đoa”-bác sĩ Xuân thông tin.
Hiện đang là thời điểm bệnh viêm não Nhật Bản có điều kiện phát sinh và gia tăng. Mới đây, Sở Y tế đã có Công văn số 1028/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng-chống bệnh viêm não Nhật Bản. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh viêm não Nhật Bản trên địa bàn tỉnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; tổ chức tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng thường xuyên, đầy đủ, đúng lịch, an toàn và hiệu quả.
Các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng-chống bệnh viêm não Nhật Bản. Các gia đình khi phát hiện trẻ sốt và có dấu hiệu nghi ngờ cần đưa đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng, di chứng. Các cơ sở điều trị chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, trang-thiết bị y tế, vật tư, hóa chất phục vụ công tác điều trị dịch bệnh trong mọi tình huống; tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu và điều trị bệnh nhân để hạn chế thấp nhất các trường hợp bị di chứng và tử vong.
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.