Chỉ tím dưới cổ, một phụ nữ bị máu đông chèn kín họng lên miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nữ bệnh nhân chuyển đến BV Bạch Mai cấp cứu khi khắp khoang miệng, hầu họng đều bị lấp kín bởi các khối tụ máu lớn.

 
Khối máu tụ chèn kín từ cổ họng lên tới khoang miệng. Ảnh: BSCC
Khối máu tụ chèn kín từ cổ họng lên tới khoang miệng. Ảnh: BSCC




TS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cho biết, khoa vừa xử trí cấp cứu cho nữ bệnh nhân 40 tuổi (Hà Nội) bị suy hô hấp cấp do tắc nghẽn đường hô hấp trên.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý van tim, phải sử dụng thuốc chống đông Sintrom (acenocoumarol) để dự phòng huyết khối.

Theo TS Chính, đây là loại thuốc ngay cả khi đã dùng ổn định vẫn cần phải được theo dõi xét nghiệm đông máu (INR) hết sức chặt chẽ, nếu không người bệnh có thể rơi vào tình trạng rối loạn đông máu hết sức nặng nề bất cứ lúc nào và có thể dẫn tới tử vong.

Từ 5-7, bệnh nhân bắt đầu thấy hiện tượng sưng nề, bầm tím vùng dưới hàm và cổ, sau đó lan nhanh lên gần khoang miệng.

Đến sáng 6-7, sau ngủ dậy, bệnh nhân thấy khó thở, nói khó. Gia đình ngay lập tức đưa vào BV Bạch Mai cấp cứu. Lúc này toàn bộ khoang miệng và hầu họng bị lấp kín bởi các khối tụ máu lớn, bệnh nhân vật vã, thở nhanh, không thể nói.

Ngay sau khi tiếp cận và đánh giá bệnh nhân, các bác sĩ đã nhận định đây là một trường hợp suy hô hấp cấp do tắc nghẽn đường hô hấp trên, rất dễ tử vong.

Biện pháp cấp cứu tối ưu là phải đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân, mở đường thở nhân tạo vượt qua vị trí tắc nghẽn.


 

 Hình ảnh camera trên đèn soi thanh quản không rõ do khối máu tụ quá lớn. Ảnh: BSCC
Hình ảnh camera trên đèn soi thanh quản không rõ do khối máu tụ quá lớn. Ảnh: BSCC



Tuy nhiên TS Chính cho biết, việc đặt ống nội khí quản cho trường hợp này rất khó do khoang miệng và hầu họng đã bị lấp kín bởi khối máu tụ. Thêm nữa, trên cơ địa rối loạn đông máu do quá liều thuốc chống đông, khối máu tụ này rất dễ chảy máu khi bị tổn thương trong lúc đặt ống nội khí quản, đẩy bệnh nhân vào nguy cơ tử vong cao hơn.
 
Ngay cả đèn soi thanh quản có màn hình-camera hỗ trợ bác sĩ đặt nội khí quản trong trường hợp này cũng không có tác dụng do niêm mạc bị phù nề, khối máu tụ quá lớn, đè đẩy cả lưỡi và vùng dưới lưỡi.


 

Các bác sĩ quyết định mở khí quản cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC
Các bác sĩ quyết định mở khí quản cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC



Chấp nhận nguy cơ chảy máu, trong vòng 30 phút, các bác sĩ quyết định mở khí quản cấp cứu, sau đó truyền plasma tươi đông lạnh và tiêm vitamin K để kiểm soát đông máu và điều chỉnh rối loạn đông máu.

Sau khi ổn định hơn, bệnh nhân được chuyển sang Viện tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai để tiếp tục điều trị. Hiện sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt, tình trạng chảy máu đã được kiểm soát.

Thúy Hạnh (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại thành phố Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đưa thiết bị thể dục thể thao ngoài trời về làng, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại TP. Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời nhằm tạo cho người dân có thêm không gian để rèn luyện sức khỏe, qua đó nâng cao tính gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường sống chan hòa, lành mạnh.
Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.