Nước cam: Đông lạnh tốt hơn tươi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nước cam sẽ tốt cho sức khỏe hơn nếu nó được đông lạnh và sau đó rã đông, theo một nghiên cứu mới.
Cam chứa các carotenoids có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể - được cho là có đặc tính ngăn ngừa ung thư và có thể chuyển thành vitamin A.
Cam chứa các carotenoids có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể - được cho là có đặc tính ngăn ngừa ung thư và có thể chuyển thành vitamin A.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất chống oxy hóa của cam từ nước ép đông lạnh hơn so với nước trái cây tươi hoặc tiệt trùng.
Khi nước cam được đông lạnh và rã đông, các yếu tố tốt cho sức khỏe của nước cam được phân chia thành các hạt nhỏ hơn, giúp ruột dễ hấp thụ hơn.
Những hạt carotenoid này được cho là có đặc tính chống ung thư, có thể chuyển thành vitamin A, và có lợi ích chống viêm và tăng cường miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Nghiên cứu của Đại học Seville về ảnh hưởng của việc đông lạnh hoặc thanh trùng - khử trùng bằng nhiệt - đến các chất chống oxy hóa trong nước cam. Họ tin rằng việc đông lạnh, được thực hiện trong ngành công nghiệp thực phẩm để bảo quản nước trái cây, sẽ cải thiện độ lành mạnh của nước trái cây và hy vọng sẽ kiểm tra lý thuyết này bên ngoài phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu tập trung vào khái niệm mà các nhà khoa học gọi là độ tiếp cận sinh học của các chất chống oxy hóa; nghĩa là mức độ sẵn sàng hấp thu của chúng từ thức ăn vào máu qua đường ruột.
Hấp thu vào máu và tích tụ trong các cơ quan và mô là cách để các chất chống oxy hóa cung cấp các đặc tính sức khỏe của chúng cho cơ thể.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong quá trình đông lạnh các chất chống oxy hóa - các carotenoids - trở nên dễ tiếp cận hơn nhưng chúng cũng bị mất đi.
Mặc dù có ít carotenoids trong nước hơn sau khi rã đông, những gì còn lại sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thu hơn, có nghĩa là hiệu ứng tổng thể là tích cực.
“Mặc dù thực tế nồng độ carotenoids trong nước ép đông lạnh thấp hơn so với nước trái cây tươi, việc giảm kích thước hạt và sự phá hủy vật liệu tế bào mà các phương pháp này tạo ra đồng nghĩa với việc lượng carotenoids được ruột hấp thu nhiều hơn”, Paula Mapelli, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Có nhiều chất chống oxy hóa hơn trong nước trái cây tươi nhưng chúng có thể khó hấp thụ hơn.
Kết quả cho thấy việc thanh trùng - làm nóng chất lỏng để tiêu diệt vi khuẩn – khiến carotenoids bị hao hụt nhiều nhất, và cũng làm thay đổi màu sắc của nước trái cây.
Các nhà nghiên cứu cho biết mức độ chất chống oxy hóa là cao nhất trong nước trái cây tươi nhưng chúng không dễ hấp thu.
Antonio Meléndez, giảng viên dược tại trường, nói thêm: “Người tiêu dùng thường nghĩ rằng nước ép được xử lý không tốt cho sức khỏe bằng nước quả tươi.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh điều này không phải luôn luôn đúng, ít nhất là đối với hàm lượng carotenoids đi vào máu và tới mô để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật”.
Nghiên cứu, được công bố trên tờ Journal of Functional Foods, được thực hiện trên giống cam Pinalate, không biến đổi gen.
Họ xem xét cụ thể các carotenoids là phytoene và phytofluene, cũng được tìm thấy trong cà chua; các nhà nghiên cứu nói rằng “có nhiều nghiên cứu hơn bao giờ hết cho thấy lợi ích khác nhau của chúng đối với sức khỏe và mỹ phẩm”.
Những lợi ích sức khỏe của cam
Trong khi mọi người thường cho rằng cam có thể giúp ngăn chặn cảm lạnh nhờ hàm lượng vitamin C cao, nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại quả này thực sự có thể giúp ngăn ngừa một loạt các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhiều.
Ung thư: Nghiên cứu được công bố từ năm 2003 cho rằng ăn trái cây có múi có thể làm giảm tới 50% nguy cơ ung thư miệng, thực quản và dạ dày.
Đột quỵ: Các nhà khoa học cũng đã tuyên bố uống 2 ly nước cam mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ và những người không nhận được đủ vitamin C mỗi ngày dễ bị đột quỵ hơn 30%.
Sa sút trí tuệ: Trái cây họ cam quýt có thể làm giảm tới 1/4 nguy cơ phát triển thoái hóa não không thể chữa trị, theo một nghiên cứu trên 13.000 người của Đại học London và Đại học Liverpool.
 
Cách chế biến cà chua cũng ảnh hưởng đến lợi ích sức khỏe
Việc chế biến cũng được chứng minh là tác động đến lợi ích sức khỏe của cà chua, sau một nghiên cứu gần đây cho thấy mọi người có thể nhận được nhiều chất chống oxy hóa từ sốt cà chua hơn là từ trái cây sống.
Các nhà khoa học tại Universitat Politècnica de València ở Tây Ban Nha phát hiện ra rằng cà chua nấu chín tăng cường chất chống ô xi hóa lycopene, nghĩa là chất này “sống sót” qua quá trình tiêu hóa và được cơ thể hấp thu nhiều hơn.
Điều này làm tăng hiệu quả probiotic của cà chua - khuyến khích sự phát triển vi khuẩn tốt.
Đồng thời các nhà nghiên cứu xem xét Lactobacillus reuteri - một trong những vi khuẩn quan trọng nhất cho đường ruột khỏe mạnh, xuất hiện tự nhiên trong cơ thể.
Mặc dù L. reuteri ngăn cản cơ thể hấp thu một số chất chống oxy hóa từ cà chua, song những chất chống oxy hóa này lại làm cho vi khuẩn hiệu quả hơn, và thậm chí nhiều hơn nữa trong sốt cà chua nấu chín.
Cẩm Tú (theo DM/Dantri) 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.
Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự lễ công bố quyết định có ông Đỗ Xuân Tuyên-Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.