Một mắt mù, một mắt lồi vì chểnh mảng điều trị bướu cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do chủ quan, lười tái khám, lơ là trong quá trình dùng thuốc trị bướu, mắt trái của bệnh nhân đã bị tổn thương nay lại tái phát trầm trọng, loét giác mạc nặng và dẫn tới mất hẳn thị lực.

 
Một bên mặt của bệnh nhân H. bị lồi lớn và mất hoàn toàn thị lực trong khi mắt còn lại cũng đang trong tình trạng lồi nhanh khó khăn trong việc quan sát. Ảnh: BVCC
Một bên mặt của bệnh nhân H. bị lồi lớn và mất hoàn toàn thị lực trong khi mắt còn lại cũng đang trong tình trạng lồi nhanh khó khăn trong việc quan sát. Ảnh: BVCC



Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa tiếp nhận ca bệnh biến chứng basedow- bướu cổ, lồi mắt nặng do chủ quan trong quá trình điều trị bệnh. Bệnh nhân Từ Văn H. (49 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) được chẩn đoán basedow cách đây 7 năm.

Năm 2014, bệnh nhân được chẩn đoán basedow biến chứng lồi mắt trái, tới năm 2017 đã phẫu thuật mắt tại Bệnh viện 103 và điều trị ổn định tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Do nhập viện quá muộn nên tình trạng mắt phải của bệnh nhân chỉ có thể được xử lý xẹp xuống, còn bên mắt trái bị hỏng hoàn toàn, không thể khôi phục.

Theo Ths.Bs Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý Tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Trong bệnh basedow, lồi mắt là dấu hiệu hay gặp nhất, đây cũng là bệnh phổ biến hiện nay. Lồi mắt do basedow  thực chất chỉ là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất của “bệnh mắt liên quan tuyến giáp”.

"Biến chứng lồi mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương và mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, bệnh nhân basedow bên cạnh việc điều trị cũng cần có biện pháp điều trị, theo dõi biến chứng lồi mắt để không ảnh hưởng tới thị lực, thẩm mĩ" - BS Hà cảnh báo.

Bệnh nhân Từ Văn H mặc dù được chẩn đoán mắc bướu cổ (basedow) nhưng chữa trị không đến nơi đến chốn. Sau đợt điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, về nhà dùng hết đơn thuốc của bác sĩ kê song bệnh nhân đã không tái khám như lời dặn và cũng không dùng thuốc điều trị. Chỉ đến khi thấy mắt có dấu hiệu lồi ra nhanh, nhức mắt, cộm nhiều, chảy dịch, mờ dần và mất hoàn toàn thị lực mới quay lại khám thì đã quá muộn. Một bên mắt của bệnh nhân H bị biến chứng nghiêm trọng, loét toàn bộ giác mạc và mất thị lực vĩnh viễn.

Cũng theo Ths. Hà, nhiều bệnh nhân đi khám muộn hoặc điều trị không hiệu quả dẫn đến mắt bị lồi quá mức, khó nhắm kín, mi hở dẫn đến viêm loét giác mạc, tổn thương cơ quan mắt, thậm chí mù. Không chỉ sống chung với những biến chứng lồi mắt, nhiều người bệnh bướu cổ còn bị suy kiệt, phụ nữ dễ lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh; nam giới dễ mắc bệnh liệt dương, thậm chí dẫn tới tử vong.

Để phát hiện sớm và phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, người bệnh basedow cần được thăm khám và điều trị sớm theo chuyên khoa nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ đúng đơn điều trị và tái khám đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Thùy Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại thành phố Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đưa thiết bị thể dục thể thao ngoài trời về làng, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại TP. Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời nhằm tạo cho người dân có thêm không gian để rèn luyện sức khỏe, qua đó nâng cao tính gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường sống chan hòa, lành mạnh.
Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.