Cứu sống một bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cả hai bên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai), đến ngày 19-6, bà Cám A Dến, 51 tuổi, xã Phú Túc, Định Quán, bị tắc hoàn toàn động mạch phổi cả hai bên, đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần hồi phục và sẽ xuất viện trong 2 ngày tới. 
 Êkíp bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất thăm khám cho bệnh nhân. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất)
Êkíp bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất thăm khám cho bệnh nhân. (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất)
Trước đó, ngày 11-6, bà Cám A Dến nhập viện trong tình trạng tức ngực, da tái, vã mồ hôi, tay chân lạnh toát, huyết áp tụt sâu, mạch nhanh và gãy chân bên phải. 
Ban đầu khi mới tiếp nhận các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị choáng nhiễm trùng do vết thương ở chân trước đó. 
Tuy nhiên, các bác sỹ lại phát hiện bệnh nhân bị nổi tĩnh mạch và xác định tĩnh mạch đang bị chèn ép, máu không lưu thông được. 
Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào hồi sức, đặt nội khí quản, thở máy, dùng thuốc vận mạch liều cao. Lúc này bệnh nhân lên cơn loạn nhịp nhanh, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT và xác định bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cả hai bên do huyết khối. 
Bà Cám A Dến được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết bơm vào tĩnh mạch để làm tan các cục huyết khối gây chèn ép trong tĩnh mạch. 
Theo bác sỹ Phạm Quang Huy, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, trường hợp bà Cám A Dến bị tắc hoàn toàn động mạch phổi cả hai bên, đây là mức độ nặng nhất của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch.
Nếu không được kịp thời phát hiện và giải quyết triệt để, bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt hơn, bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường, không hề có dấu hiệu biểu hiện bệnh trước đó. 
Bác sỹ Phạm Quang Huy cho biết do bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên không thể sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa sự hình thành các cục huyết khối trong tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh viện đã tiến hành đặt lưới lọc tĩnh mạch nhằm hạn chế việc hình thành huyết khối gây tắc nghẽn máu không lưu thông được. 
Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thống Nhất khuyến cáo người dân nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình thành huyết khối có thể do di truyền và do mắc phải. 
Để hạn chế, người dân nên an uống lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ và đặc biệt thường xuyên đi khám tầm soát, để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Lê Xuân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

Gia Lai: Tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh lao

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng-chống lao.
Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

Công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và ký kết hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với Bệnh viện tuyến Trung ương. Dự lễ công bố quyết định có ông Đỗ Xuân Tuyên-Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.