Virus cổ xưa có 'họ hàng với HIV' đột nhiên trỗi dậy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
HTLV-1, virus có trên xác ướp 1.500 năm, vốn bị lãng quên giờ đây tăng đột biến không rõ nguyên nhân và đe dọa mạng sống con người. 
 Virus HTLV-1. Ảnh: bodypro.
Virus HTLV-1. Ảnh: bodypro.
"Chưa bao giờ HTLV-1 phát triển đến vậy", tiến sĩ Robert Gallo, đồng sáng lập kiêm giám đốc Viện Virus học thuộc Đại học Y Maryland, nơi tìm ra HTVL-1 vào năm 1979 nhận định. Chia sẻ với CNN, ông Gallo cho biết tỷ lệ người lớn nhiễm HTLV-1 tại một số khu vực miền trung Australia lên tới 40%, con số trước đây chưa từng được ghi nhận. 
Là loại virus cổ xưa, HTLV-1 hay virus bạch cầu T tuýp 1 để lại dấu vết trên những xác ướp Andean 1.500 năm tuổi. Nó lây truyền qua đường sữa mẹ, máu, tình dục không an toàn. 
Tương tự virus HIV, HTLV-1 gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khoảng 5-10% bệnh nhân HTLV-1 bị ung thư bạch cầu và tử vong trong vòng 12 tháng. Các biến chứng khác do virus này gây ra bao gồm suy thận, bệnh phổi, viêm tủy sống. Điểm khác biệt với HIV là thời gian ủ bệnh của HTLV-1 khá dài. Một số trường hợp nhiễm virus 30 năm mới phát triệu chứng. 
Ngoài Australia, HTLV-1 còn xuất hiện ở tây nam Nhật Bản, Caribbean, Nam Mỹ (Brazil, Peru, Colombia, Gyan), châu Phi, Trung Đông (khu vực Mashhad ở Iran), Romania và Melanesia. Tại các quốc gia khác như Mỹ hay Anh, tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối thấp. 
Đến nay, nguyên nhân HTLV-1 bùng phát vẫn là bí ẩn. Tiến sĩ Gallo lập luận có khả năng HTLV-1 lây lan ở Australia là loại dễ truyền nhiễm nhưng "không ai biết chắc". Đặc biệt, chưa nhà khoa học nào trên thế giới tìm cách điều trị HTLV-1 dù nó tương đối phổ biến và nguy hiểm. "Virus cùng các căn bệnh nó gây ra đã bị bỏ quên", bác sĩ Graham Taylor điều hành đơn vị HTLV tại Bệnh viện St. Mary (Anh) nói.
Lý giải thực trạng trên, tiến sĩ Gallo cho rằng những điểm "nóng" của HTLV-1 đều nghèo khổ, thiếu nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, vài năm sau khi phát hiện HTLV-1, giới khoa học tìm thấy và đổ dồn sự chú ý sang HIV.
Nhằm trấn an cộng đồng, tiến sĩ Gallo cho biết người dương tính với HTLV-1 vẫn có thể dùng chung khăn, uống chung cốc với gia đình; chỉ cần lưu ý ba con đường truyền nhiễm bệnh là sữa mẹ, máu và tình dục không an toàn. Ngoài ra, nguy cơ HTLV-1 lan rộng toàn cầu tương đối nhỏ.
Dẫu vậy, theo tiến sĩ Gallo, "đã đến lúc chúng ta khẩn trương chú ý hơn đến HTLV-1 và bù đắp những gì chưa làm". Nói cách khác, tỷ lệ lây nhiễm HTLV-1 tăng cao đột biến ở Australia chính là hồi chuông cảnh tỉnh nhân loại về cuộc chiến chống HTLV-1. 
Minh Nguyên (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại thành phố Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đưa thiết bị thể dục thể thao ngoài trời về làng, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại TP. Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời nhằm tạo cho người dân có thêm không gian để rèn luyện sức khỏe, qua đó nâng cao tính gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường sống chan hòa, lành mạnh.
Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.