Bác sĩ mò tìm chiếc kim trong mắt cô gái trẻ Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cô gái 24 tuổi đang làm thủ thuật tạo hình mí mắt ở một cơ sở làm đẹp thì đột nhiên chiếc kim khâu to bằng sợi mi biến mất.

Xác định chiếc kim đã chui vào mắt bệnh nhân, cơ sở làm đẹp đã chuyển cô gái đến khoa Chấn thương Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), ngày 23-4. Các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt đã phẫu thuật ngay cho bệnh nhân nhưng không tìm được cây kim. Phải đến lần thứ hai phẫu thuật, bác sĩ mới mò tìm được dị vật.

 

 Chiếc kim nhỏ được lấy ra từ mắt bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Chiếc kim nhỏ được lấy ra từ mắt bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.



Là người trực tiếp mổ lần thứ hai cho bệnh nhân để tìm chiếc kim, bác sĩ Hoàng Cương cho biết, phim chụp X-quang cho thấy trong mắt cô gái có hình ảnh lờ mờ một cây kim dài khoảng 5 mm, đường kính 0,2 mm to bằng sợi lông mi. Dị vật nằm ở 1/3 trên ngoài hốc mắt, song song với cùng đồ kết mạc.

 Theo bác sĩ Cương, việc tìm kiếm chiếc kim trong mắt bệnh nhân không hề đơn giản. Kim thường dẻo, di động tốt có thể làm tổn thương nhãn cầu, nó lại được chế bằng hợp kim nên bắt nam châm rất kém. Dị vật vào mắt thường bị mắc lại ở 1/3 trên sụn hay trong khoang giữa kết mạc, sụn và cơ Muller vốn rất chật hẹp.

Lần thứ hai, dự đoán vị trí của cây kim, các bác sĩ mở lại đường mổ cũ, tiếp tục công đoạn tìm kiếm. Dùng chỉ mi và vành mi đơn để nhìn rõ toàn bộ cùng đồ kết mạc bệnh nhân, kíp mổ mừng rỡ khi nhìn thấy cây kim lấp ló.

Bác sĩ Cương cho biết bệnh viện từng tiếp nhận 4 trường hợp tương tự bị kim chui vào mắt khi phẫu thuật làm đẹp hay khâu nhấn mi mắt. Người bệnh thường đau đớn, trong tâm trạng chờ đợi, thấp thỏm. Bác sĩ cũng mệt mỏi, căng thẳng, không phải lúc nào cũng lấy kim thành công ngay từ cuộc mổ đầu tiên.

Bác sĩ khuyên chị em khi có nhu cầu là đẹp cần thận trọng chọn tiến hành tại cơ sở uy tín, kỹ thuật viên phải được đào tạo và có chứng chỉ. Khi có tai biến thì nên dừng phẫu thuật, chuyển bệnh nhân đến cơ sở tuyến cao hơn.

Phương Trang (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại thành phố Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đưa thiết bị thể dục thể thao ngoài trời về làng, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một số xã tại TP. Pleiku đã lắp đặt các cụm dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời nhằm tạo cho người dân có thêm không gian để rèn luyện sức khỏe, qua đó nâng cao tính gắn kết cộng đồng, xây dựng môi trường sống chan hòa, lành mạnh.