Chơi dại, cầu thủ trẻ liệt vĩnh viễn do nuốt chửng con sên trần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ một chàng trai khỏe mạnh 19 tuổi, Sam Ballard đã phải chịu tàn phế suốt đời sau một chầu cá độ gàn dở với bạn bè là nuốt một con sên.
 Hiện giờ Sam Ballard (phải) sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của mẹ, bà Katie (trái) và các thành viên trong gia đình - Ảnh: News Corp Australia
Hiện giờ Sam Ballard (phải) sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của mẹ, bà Katie (trái) và các thành viên trong gia đình - Ảnh: News Corp Australia
Thật chẳng may cho chàng trai khỏe mạnh vốn đang là cầu thủ bóng bầu dục: con sên trông vô hại trong vườn nhà khi đó đang bị nhiễm một loạt ký sinh trùng có tên là Angiostrongylus cantonensis. Các loài sên thường nhiễm ký sinh do ăn phân chuột.
Theo báo Pourquoi Docteur của Pháp, con người khi bị nhiễm ký sinh thường không gặp vấn đề gì, nhưng ngoại lệ có người sẽ bị viêm màng não và não nghiêm trọng, đó là trường hợp của Sam Ballard 19 tuổi. Cậu ta bị hôn mê suốt 420 ngày sau đó.
Bị liệt tứ chi vĩnh viễn
Sau khi tỉnh lại, Sam thấy mình bị liệt toàn thân và những di chứng thần kinh từ tổn thương não của cậu ta là không thể hồi phục. 
Sam phải nằm viện 3 năm và viện phí được cơ quan bảo hiểm về tàn tật của Úc (NDIS) chi trả, ở mức 492.000 USD (khoảng 397.216 euro). 
Hiện nay, Sam đã 28 tuổi và hoàn toàn không tự lo được trong sinh hoạt hàng ngày: phải ăn uống bằng ống, thường bị động kinh, thân nhiệt trồi sụt thất thường và phải di chuyển băng xe lăn…
Tháng 9 năm ngoái, cơ quan bảo hiểm đã cắt giảm tiền trợ cấp cho Sam xuống còn 135.000 USD (khoảng 108.973 euro).
Sam Ballard từng trẻ trung, tự tin và mạnh khỏe khi còn là một cầu thủ bóng bầu dục - Ảnh: News Corp Australia
Sam Ballard từng trẻ trung, tự tin và mạnh khỏe khi còn là một cầu thủ bóng bầu dục - Ảnh: News Corp Australia
Nói về ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis
Con người khi bị nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis có thể bị viêm màng não - não kèm theo là liệt các dây thần kinh sọ, là các dây thần kinh xuất phát từ não, chui qua lỗ hộp sọ và phân nhánh vào các cơ ở đầu, mặt, cổ và cơ quan nội tạng, với thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần.
Bệnh này thường tiến triển trong vòng vài tuần lễ và không có thuốc chữa. Ký sinh trùng này thâm nhập qua đường tiêu hóa và thường gặp trong các loài tôm cua, ốc và sên.
 Con sên tưởng chừng vô hại này có thể hạ gục một người trưởng thành - Ảnh: REUTERS
Con sên tưởng chừng vô hại này có thể hạ gục một người trưởng thành - Ảnh: REUTERS
Một dạng ký sinh trên cơ thể chuột thường không gây hại cho người, nhưng một số người có thể bị lây bệnh qua thức ăn hay nguồn nước bị nhiễm khuẩn, hoặc do ăn phải những động vật bị nhiễm ký sinh như ốc, sên hay tôm cua, thậm chí có thể từ rau xanh như xà lách.
Những ca bệnh dạng này thường gặp nhiều ở khu vực châu Phi, châu Á và châu Đại dương.
Tường Nguyễn (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.