Những thực phẩm quen thuộc làm sạch lá phổi hiệu quả nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuy chỉ là thực phẩm ăn hàng ngày nhưng có tác dụng thải độc phổi, dưỡng phổi hiệu quả còn hơn cả thuốc Tây.
 

Mộc nhĩ đen: Mộc nhĩ đen chứa chất kết dính mạnh, có thể làm nhuận phổi, làm sạch máu, nếu ăn thường xuyên có thể làm sạch "rác" trong cơ thể, thải độc phổi hiệu quả.

Tiết lợn: Có thể làm sạch các "bụi bẩn" và những cặn kim loại độc hại trong cơ thể. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, protein có trong tiết lợn sau khi phân giải sẽ sản sinh ra một chất tiêu độc, nhuận tràng.

Chất này sẽ tạo ra phản ứng hóa với các chất cặn bã và các kim loại độc hại trong cơ thể, sau đó thông qua bài tiết giúp đẩy các chất độc hại này ra ngoài cơ thể.

Mật ong: Là sản phẩm thiên nhiên vô cùng tốt với sức khỏe. Mật ong vị ngọt, tính bình, có thể nhuận phổi, giải độc, bổ trung, sử dụng mật ong thường xuyên giúp trị ho, trị chứng khô phổi.

Chanh: Chứa hàm lượng vitamin B1, vitamin B2, vitamin C cao, ngoài ra còn có nhiều thành phần có tính kiềm cao như axit hữu cơ, axit citric. Tính chất kiềm của chanh có thể giúp trị ho, ngừa đờm, thải độc phổi hiệu quả.

Bạc hà: Là loại thảo mộc có tinh dầu, có mùi thơm dịu, có tác dụng làm dịu các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh, viêm họng, xoang hữu ích.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng chống oxy hóa mạnh, đồng thời giúp kích thích tiêu hóa, chống co thắt, long đờm. Thường xuyên uống trà bạc hà hoặc thêm rau bạc hà vào bữa ăn sẽ mang lại hiệu quả làm sạch phổi.

Nho: Các thành phần hoạt tính có trong nho có thể giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất của tế bào, giúp tế bào phổi thải độc tố hiệu quả. Vì vậy, những người thường xuyên hút thuốc hoặc ngửi nhiều khói thuốc nên chăm chỉ ăn nho để làm sạch phổi. Ăn nho thường xuyên còn có tác dụng tiêu viêm, giảm nguy cơ viêm đường hô hấp do hít phải khói thuốc lá.

Củ cải: Đây được coi là nhân sâm trắng và có tác dụng thải độc phổi hiệu quả. Trong Đông y, đại tràng và phổi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thải độc của phổi phụ thuộc vào độ trơn tru trong vận động của đại tràng, và củ cải có thể giúp đại tràng tăng cường bài tiết.

Cà rốt: Mỗi người một ngày cần nạp 10 mgcarotene tự nhiên, và ăn cà rốt có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp, đặc biệt là có tác dụng bảo vệ hiệu quả.

Bách hợp: Nấm đông cô, hoa bách hợp đều có tác dụng dưỡng phổi, tư âm, giúp phổi thải độc tốt.

Tuyết Mai/kienthuc

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.