Cứu ca tai nạn suýt đứt lìa chân do máy phát cỏ chém

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một người đàn ông phát cỏ đã bị máy cắt gãy lưỡi chém lìa chân vừa Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh nối lại thành công.

Ngày 4-9, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh cho hay nơi đây vừa phẫu thuật cấp cứu ca tai nạn hy hữu bị máy cắt cỏ cắt sâu vào cẳng chân. Bệnh nhân là ông Trần Văn T. (69 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai). Trước đó, tối ngày 29-8, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình trong tình trạng chân trái đứt sâu 1/3 dưới, vết thương dính nhiều đất cát, đã được cầm máu và nẹp gỗ cố định. Ê kíp phẫu thuật gồm BSCKII Võ Hòa Khánh, BS Đỗ Ngọc Xuân Quỳnh, BS Võ Ngọc Nam đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu kết hợp xương chày bằng nẹp vít khóa, ghép vi phẫu nối đoạn động mạch chày, nối thần kinh chày, nối 2 tĩnh mạch hiển, nối gân cơ gấp, cơ duỗi các ngón chân. Trong lúc mổ đã truyền 500ml máu. Hiện nay, sau  6  ngày phẫu thuật, bệnh nhân tương đối ổn định, bàn chân hồng ấm, mạch chày sau và chày trước rõ.

 
Cẳng chân bị đứt của ông T. sau khi được nối lại
Cẳng chân bị đứt của ông T. sau khi được nối lại


Theo BSCKII Võ Hòa Khánh, Phòng Quản lý Chất lượng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và là người mổ chính, vấn đề nguy cơ của ca này chính là thời gian và bệnh nhân lớn tuổi. Tính từ lúc bị tai nạn đến lúc thông được mạch máu là khoảng 9 tiếng (thời gian vàng là 6 tiếng), nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra và vẫn phải theo dõi (7-10 ngày). Tuy vậy, đến hôm nay sau 6 ngày, có thể khẳng định ca nối tổn thương này đã được chữa trị thành công, bệnh nhân tỉnh táo, khỏe mạnh, không sốt, không đau vết mổ, dấu hiệu sinh tồn ổn định, cẳng chân đứt đã sống lại.

 

 Sau 6 ngày nối lại, cẳng chân đứt sâu của bệnh nhân đã sống lại
Sau 6 ngày nối lại, cẳng chân đứt sâu của bệnh nhân đã sống lại



Mỗi năm, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tiếp nhận khoảng 6-7 ca tai nạn tương tự do máy cắt cỏ. Đây là loại tai nạn gây ra tàn tật (cụt chân, đi chân giả…), ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống, tâm lý nạn nhân…"Vì vậy, bà con nông dân cần kiểm ra kỹ lưỡng máy cắt cỏ, lưỡi dao cắt cỏ trước khi sử dụng để tránh tai nạn đáng tiếc", BS Khánh khuyến cáo.

Trước đó, chiều cùng ngày nhập viện, ông T. đang phát cỏ thì lưỡi cưa bất ngờ gãy văng ra rồi chém lìa chân trái khiến ông ngã quỵ ra đất, được phát hiện đưa đến sơ cứu (băng ép, nẹp gỗ bất động) tại cơ sở y tế địa phương trước khi chuyển lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.

Nguyễn Thạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.