Tác hại đáng sợ từ con hến người ăn không phải ai cũng biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con hến có khả năng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau được nhiều người thích nhưng bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe thì thực phẩm này cũng có nhiều tác hại đáng sợ.

Từ xưa đến nay hến là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, lại dễ chế biến. Không chỉ vậy, hến giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 

Hến có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có nhiều tác hại đáng sợ mà không phải ai cũng biết.
Hến có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có nhiều tác hại đáng sợ mà không phải ai cũng biết.

Hến là thực phẩm tốt bổ sung chất béo omega-3 là loại axit có khả năng làm giảm lượng triglycerides (mỡ trong máu) mà còn có khả năng kìm hãm, làm chậm lại sự phát triển của các mảng vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ, giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Hến còn cung cấp selen, magie, canxi (hỗ trợ các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên hợp chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư ở con người. Đặc biệt, loại thực phẩm này là phương thuốc tốt củng cổ sức khỏe của xương.

Thực tế, những lợi ích cho sức khỏe mà con hến mang lại cho con người là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi ăn bởi hến cũng có nhiều tác hại đáng sợ mà người ăn không hề biết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, con hến có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với thành phần protein có trong thủy sản. Do vậy, những người có cơ thể mẫn cảm nên cân nhắc kĩ trước khi ăn loại thực phẩm này.

Không chỉ vậy, trong thức ăn của hến có một số loại tảo có chứa chất độc. Những chất độc này tồn tại trong cơ thể của trai hến và không bị phân hủy trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc.

Ngoài ra, ăn hến cũng có nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn, bởi đôi khi, trong hến có chứa adonovirus, chính loại virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu cho biết, con hến cũng có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì, khi con người ăn phải những con hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

Do đó, để phòng tránh những tác hại mà con hến mang lại, các chuyên gia khuyên rằng, khi mua hến về bạn phải biết chắc là nó được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, không nằm gần nơi xả thải của khu công nghiệp.

Không nên mua hay ăn những con hến đã chết, cách tốt nhất để kiểm tra là chạm ngón tay vào vỏ, nếu trai hến còn sống, vỏ sẽ từ từ khép lại. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý đến mùi của hến. Hến tươi ngon thì thường không có mùi quá nồng nặc, hoặc quá tanh.

Ngoài ra, không nên ăn hến đã đông lạnh hoặc đóng trong túi nilon vì chúng thường có thể không còn được tươi ngon, hoặc đã được xử lí qua hóa chất. Đặc biệt, khi chế biến, bạn nên ngâm hến vào nước vo gạo hoặc nước lạnh bỏ vài quả ớt cắt nhỏ, hoặc vài giọt giấm gạo trong vài giờ để chúng nhả hết bùn đất.

Theo vietp.vn

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.