Thủ lĩnh Đoàn "2 giỏi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ là một thủ lĩnh Đoàn gương mẫu, nhiệt huyết, anh Nguyễn Xuân Hợp (thôn 3, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, Gia Lai) còn là một trong những thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tại địa phương.

Đam mê công tác đoàn

Sinh năm 1993 trong một gia đình nông dân gốc Huế tại xã Ia Hlốp, cha mất sớm nên từ nhỏ Hợp đã phải nghỉ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Năm 2012, anh tham gia lực lượng dân quân tự vệ, sau đó là thành viên Đội thanh niên tự quản thôn 3, làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự vào ban đêm mỗi dịp lễ, Tết hoặc thời điểm thu hoạch mùa màng. Cũng trong thời gian này, anh thường xuyên tham gia nhiều hoạt động do Đoàn xã tổ chức và thấy rằng đây là môi trường năng động, phù hợp với bản thân. Năm 2016, Hợp được Ban Chấp hành Đoàn xã Ia Hlốp và đoàn viên, thanh niên trong thôn tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư chi đoàn thôn 3, rồi giữ chức Bí thư chi đoàn vào 1 năm sau đó.

Anh Nguyễn Xuân Hợp chăm sóc đàn dê. Ảnh: Một Trà
Anh Nguyễn Xuân Hợp chăm sóc đàn dê. Ảnh: Một Trà

Đảm nhiệm trọng trách mới, điều đầu tiên khiến Hợp trăn trở đó là làm thế nào để vực dậy phong trào của chi đoàn (khi ấy đang hoạt động không mấy hiệu quả). Rồi anh xác định, muốn xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh thì phải thường xuyên đổi mới, đa dạng các chương trình, kế hoạch hoạt động.

Từng có 4 năm kinh nghiệm biểu diễn lân-sư-rồng khi tham gia trong đội lân chùa Ia Hlốp nên anh Hợp quyết định thành lập tại chi đoàn 1 đội múa lân. Cùng với việc lựa chọn một số đoàn viên, thanh niên có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn để tổ chức tập luyện, anh còn tự bỏ ra số tiền 6 triệu đồng để mua trang phục, dụng cụ cho đội. Bên cạnh tạo ra một sân chơi lý thú, giúp rèn luyện sức khỏe cho đoàn viên, thanh niên, đội lân còn nhận biểu diễn thuê để gây quỹ cho chi đoàn trong các dịp Tết, Trung thu, khai trương… Anh Hợp cho hay: “Khi nghe tôi phổ biến việc sẽ lập ra đội múa lân, ai cũng muốn đăng ký và hào hứng luyện tập. Đến nay, đội lân đã đi vào nền nếp, tạo quỹ cho chi đoàn trung bình khoảng 10 triệu đồng/năm. Từ nguồn quỹ này, chi đoàn đã trích một phần để giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên khó khăn; phần còn lại, tôi tiếp tục triển khai thêm nhiều hoạt động ý nghĩa khác, trong đó có các chương trình thiện nguyện giúp đỡ người nghèo”.

Năm 2018, chi đoàn thôn 3 đã trích 8 triệu đồng để giúp đỡ bà con khó khăn của 2 làng Plong và Tol (xã Ia Hlốp) bằng những phần quà thiết thực như: quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm, bánh kẹo… Ngoài ra, anh Hợp cùng chi đoàn còn tích cực tham gia trong các hoạt động từ thiện chung do Đoàn xã Ia Hlốp tổ chức như: nấu cháo dinh dưỡng, cắt tóc miễn phí, “Áo ấm mùa đông”, tặng quà Tết… cho hộ nghèo, học sinh vượt khó trong xã.

Nhờ tổ chức các buổi sinh hoạt Đoàn và nhiều sân chơi bổ ích, anh Hợp đã từng bước tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên địa phương tham gia. Dù chỉ mới đảm đương vai trò thủ lĩnh Đoàn được 2 năm, song với sự nhiệt tình và tâm huyết của mình, anh Hợp luôn được đoàn viên, thanh niên và nhân dân địa phương tín nhiệm. “Tôi nghĩ người dẫn dắt hoạt động Đoàn phải năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, vì vậy bản thân tôi luôn nỗ lực phấn đấu. Chỉ mong sao mình có thể nêu gương tốt, giúp các bạn trẻ sống tích cực và có ích hơn cho gia đình, xã hội”-anh Hợp bày tỏ.

Gương sáng khởi nghiệp

Ngoài đam mê công tác Đoàn, anh Hợp còn là một trong những người trẻ làm kinh tế giỏi ở xã Ia Hlốp. Hàng ngày, trừ khi có công việc cần giải quyết Hợp mới ở nhà, còn lại phần lớn thời gian anh đều lên rẫy. Hiện anh đang một mình đảm đương việc chăm sóc 5 ha cà phê, 3 ha hồ tiêu kinh doanh và chăm sóc đàn bò, dê, heo, gà, chim bồ câu Pháp… hơn trăm con, cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện Chư Sê. Trước thực trạng giá hồ tiêu, cà phê bấp bênh, cuối năm 2018, anh Hợp quyết định trồng xen canh trong vườn thêm một số loại cây ăn quả như: sầu riêng, bơ, măng cụt, chôm chôm Thái…; đồng thời sắp tới sẽ đầu tư đào ao rộng 50 m2 để thả cá, tạo thành một trang trại vườn-ao-chuồng khép kín. Mỗi năm, trừ chi phí, anh Hợp thu về gần 200 triệu đồng.

Bên cạnh đó, là một thành viên của Câu lạc bộ “Thanh niên khởi nghiệp” xã Ia Hlốp, anh Hợp còn thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và sẵn sàng giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên chi đoàn thôn 3 nói riêng và cả xã nói chung trong quá trình phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng. Vào mùa vụ sản xuất, thu hoạch hàng năm, anh còn tạo việc làm cho từ 6 đến 10 lao động là thanh niên và nhân dân trong vùng.

Anh Nguyễn Phúc Nhật-Phó Bí thư Đoàn xã Ia Hlốp: “Anh Hợp rất nhiệt tình, năng nổ, luôn gương mẫu trong thực hiện các phong trào, hoạt động Đoàn và chủ động tham mưu cho Đoàn xã xây dựng nhiều mô hình hoạt động hiệu quả. Với vai trò đầu tàu, anh Hợp đã tập hợp được đoàn viên, thanh niên trong thôn, giúp chi đoàn thôn 3 thoát khỏi diện yếu kém, vươn lên đạt và giữ vững danh hiệu chi đoàn vững mạnh. Ngoài ra, anh còn rất cần cù, chịu khó làm ăn, hỗ trợ mọi người cùng nhau phát triển kinh tế. Với những cống hiến ấy, anh Hợp xứng đáng là một thủ lĩnh tiêu biểu trong phong trào Đoàn tại địa phương”.

Mộc Trà

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.