Kỹ sư Việt và sáng chế tỷ USD làm thay đổi ngành viễn thông TG

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với việc lập kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dẫn sợi quang, phát minh của Lê Thái Sơn được đánh giá là một giải pháp tiên phong, có thể thay đổi ngành viễn thông với những tác động lên tới hàng tỷ USD.



Tốc độ truyền dẫn của sợi quang tuy nhanh nhưng vẫn có giới hạn bởi những trở ngại về mặt vật lý. Đây cũng là lý do mà các ứng dụng đòi hỏi độ trễ thấp như công nghệ robot phẫu thuật điều khiển từ xa qua Internet chưa thể được triển khai một cách đại trà.

Theo giải thích của Lê Thái Sơn, kỹ sư điện tử tại phòng thí nghiệm Bell Labs của Nokia ở Stuttgart (Đức), dải tần số ánh sáng được sử dụng để truyền tải dữ liệu trong sợi quang có giới hạn và đang dần trở nên cạn kiệt. Những sợi cáp quang biển nối các lục địa với nhau vốn có chi phí vận hành tốn kém sẽ sớm trở thành một nút thắt cổ chai.

 

Kỹ sư điện tử Lê Thái Sơn.
Kỹ sư điện tử Lê Thái Sơn.



Chính vì điều này mà Lê Thái Sơn, anh chàng kỹ sư quê Vĩnh Phúc đã nghĩ đến ý tưởng gửi nhiều bit hơn mỗi giây qua các sợi quang. Đây là điều cần thiết để tăng cường độ các xung, dù nó cũng gây ra sự bóp méo phi tuyến tính với các tín hiệu ánh sáng, Lê Thái Sơn nói.

Chàng kỹ sư này nhắc lại một lần nữa về Giới hạn Shannon. Định lý Shannon chỉ ra rằng, đối với một kênh nhiễu có một dung lượng thông tin C và một tỷ lệ truyền thông tin R nào đấy, thì nếu R < C, sẽ tồn tại một kỹ thuật mã hóa cho phép xác suất lỗi bên máy thu được tùy tiện giảm nhỏ đi. Điều này có nghĩa là trên lý thuyết, người ta có thể truyền tải thông tin không bị lỗi tới một tỷ lệ giới hạn cao nhất bằng dung lượng cho phép C.

Lê Thái Sơn cho rằng, giới hạn Shannon là không thể chối cãi, tuy nhiên, chàng kỹ sư này đã phát triển một phương pháp khéo léo nhằm tránh giới hạn này. Đây cũng là lý do mà Lê Thái Sơn trở thành một trong những cái tên được vinh danh tại giải thưởng sáng tạo dưới 35 tuổi (Innovators Under 35) châu Âu năm 2018.


 

Lê Thái Sơn (SN 1987) là cựu học sinh THPT chuyên Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.
Lê Thái Sơn (SN 1987) là cựu học sinh THPT chuyên Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.



Giải pháp của Lê Thái Sơn là tính toán các biến dạng dữ kiến và định hình tín hiệu nhằm bù đắp các tác động của nhiễu. Trong các thử nghiệm của mình, Lê Thái Sơn có thể tăng công suất các sợi quang riêng lẻ lên đến 50%.

Chàng kỹ sư này còn phát triển được một phương pháp có thể đọc dữ liệu từ một số kênh tần số với một photodiode đơn, nhờ đó, Lê Thái Sơn đã tăng tốc độ dữ liệu tối đa trên một kênh tần số từ 40 Gigabyte/giây lên 256 Gigabyte/giây. Đây hiện là kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dẫn qua sợi quang.

Chưa dừng lại ở đây, mục tiêu của Lê Thái Sơn là nâng năng lực truyền dẫn này lên gấp 10 lần vào năm 2025. Giải pháp của chàng kỹ sơ này không cần thêm chi phí bổ sung và góp phần giúp tiết kiệm vòng đời dữ liệu.

Theo ý kiến ​​của Dariusz Nachyla,  doanh nhân, nhà đầu tư và tư vấn quản lý tại TMT Industry, một thành viên ban giám khảo của Innovators Under 35 châu Âu, dự án của Lê Thái Sơn là một sự tiên phong. Đây là phát minh có thể thay đổi ngành viễn thông với những tác động lên tới hàng tỷ USD.


Lê Thái Sơn sinh năm 1987 tại Vĩnh Phúc, cựu học sinh THPT chuyên Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội. Với kết quả học tập xuất sắc, Thái Sơn nhận được học bổng toàn phần sang học đại học tại thành phố Rostov on Don (Cộng hòa Liên bang Nga).

Học xong chương trình đại học, Sơn được chuyển thẳng làm nghiên cứu sinh vì thành tích học tập xuất sắc. Kỹ sư điện Lê Thái Sơn là người Việt đầu tiên làm việc ở mảng công nghệ cho Công ty NokiaBell Labs.



Tuấn Nghĩa (theo InnovatorsUnder35/VIE)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.