Rmah H'Byên - Tấm gương vượt khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lần nào cũng vậy, gặp Rmah H'Byên (công nhân Đội 7, Công ty TNHH một thành viên 74, Binh đoàn 15), câu hỏi mà tôi muốn bật ra ngay là chị lấy sức mạnh ở đâu mà làm được nhiều việc phi thường như vậy. Dáng người thấp nhỏ, ánh mắt mềm như một nét vẽ nhưng chị lại là điểm tựa vững chãi cho cả gia đình.          
Gác tình cảm riêng lo cho các em
Rmah H'Byên năm nay vừa tròn 31 tuổi, cái tuổi không còn trẻ để xây dựng gia đình đối với người Jrai; bạn bè cùng trang lứa cũng đã con bồng con bế hết cả rồi. Không phải H'Byên kém duyên mà ngược lại có rất nhiều chàng trai đến xin ở rể, nhưng chị đều lắc đầu: “Để lo cho các em xong cái đã”. Là chị cả của 6 đứa em, bố mẹ sức yếu, không còn khả năng lao động, chị trở thành trụ cột của gia đình gần 10 miệng ăn. “Khi chưa được nhận vào làm công nhân tại Công ty 74, mình phải lo chạy từng bữa ăn cho gia đình. Mặt trời chưa thức giấc là mình đã có mặt trên rẫy, kiếm từng củ khoai, củ mì, trái bắp về cho các em. Ngày đó, chỉ biết làm rẫy chứ có biết gì về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đâu. Làm quần quật cả ngày mà vẫn không đủ ăn”-chị H'Byên tâm sự.
Chị Rmah H'Byên. Ảnh: S.T
Chị Rmah H'Byên. Ảnh: S.T
Đói khổ là vậy nhưng 6 đứa em của chị không ai bỏ học giữa chừng. Đến nay, 4 người đã tốt nghiệp THPT; 2 người đang đi học, trong đó có 1 người theo học đại học ở Huế. Chị tâm sự: “Nhiều đứa thương chị đòi bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình. Nhưng mình cương quyết không chịu, dù khó khăn đến mấy cũng phải để các em học hành đàng hoàng. Giờ thì 4 đứa đã xây dựng gia đình, có kiến thức chúng nó không chỉ làm kinh tế tốt hơn mà còn biết cách nuôi dạy con cái, xây dựng tổ ấm”. Đặc biệt, từ khi chị được tuyển vào làm công nhân tại Công ty 74 cách đây 10 năm, cuộc sống của gia đình khá dần lên, ngoài tiền lương hàng tháng, chị còn được Công ty hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn để canh tác. “Nếu tôi là điểm tựa của gia đình thì Công ty 74 là điểm tựa của tôi”-HByên khẳng định.
Thoát nghèo trên vùng đất khó
Nhắc đến Rmah H'Byên, Thượng tá Khuất Bá Cao-Bí thư Đảng ủy Công ty 74-nói ngay: “Đó là tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống, đức hy sinh và ý chí vươn lên làm giàu. Xuất thân từ một gia đình khó khăn, hiện nay, ngoài vườn cây nhận khoán của Công ty, Rmah H'Byên còn có 2 ha cao su, 1 ha điều, 0,7 ha cà phê cho thu nhập bình quân mỗi năm hơn 120 triệu đồng”.
Không những vậy, ở H'Byên có một niềm đam mê và tình yêu nghề mãnh liệt. Công nhân cạo mủ cao su vốn rất vất vả do đặc thù công việc chủ yếu làm ngoài trời, thời gian cạo mủ lại vào lúc trời chưa sáng. Ngày nắng còn dễ chịu, nhưng mùa mưa phải thức dậy từ lúc 1 giờ sáng, đội mưa lên lô là một quá trình rèn luyện bền bỉ cả về tư tưởng, ý chí và sức khỏe mà không phải ai cũng làm được. Suốt 10 năm qua, H'Byên không những không bỏ một buổi cạo mủ nào mà còn tranh thủ thời gian học tập nâng cao tay nghề. Chị bộc bạch: “Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tôi chăm sóc vườn cây còn hơn chăm sóc bản thân mình. Huyện Đức Cơ là vùng đất nắng lắm mưa nhiều nên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, tỉ mỉ trong từng đường cạo, tận thu sản phẩm để đạt năng suất, chất lượng cao nhất”.
H'Byên còn là một đảng viên, Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ Đội 7 với nhiều phương pháp, mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả như: “Góp vốn cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay”, “Chị em giúp nhau làm kinh tế”, “Gắn kết hộ”…, qua đó giúp 15 chị em trong chi hội thoát nghèo bền vững. Bao nhiêu năm làm công nhân của Công ty 74 là bấy nhiêu năm chị được các cấp khen thưởng; đặc biệt, chị có 5 năm liên tục (2013-2017) đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Năm 2017, chị H'Byên được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác.
Sơn Tùng

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.