Hồ Văn Thương: Tỷ phú U30

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, ở tuổi 28, anh Hồ Văn Thương (thị trấn Chư Prông, Gia Lai) đã là giám đốc của một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa, thi công các công trình dân dụng và cầu đường với doanh thu khoảng 30 tỷ đồng/năm.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2018-2021) được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 8 vừa qua, trong thành phần đoàn đại biểu doanh nhân trẻ tỉnh Gia Lai có một gương mặt khá trẻ. Đó là anh Hồ Văn Thương-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ninh Bình (huyện Chư Prông). Biết thông tin này, tôi gọi điện hẹn gặp Thương để tìm hiểu về câu chuyện khởi nghiệp của anh. Nhưng gần 1 tháng sau, Thương mới bố trí được thời gian, bởi như anh cho biết, công việc của Công ty dạo này quá bận rộn, đang phải gấp rút thi công 4 cây cầu ở tỉnh Phú Yên để kịp bàn giao vào cuối năm nay.
Anh Hồ Văn Thương. Ảnh: H.Đ.T
Anh Hồ Văn Thương. Ảnh: H.Đ.T
Anh sinh ra tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 1999, gia đình anh chuyển lên huyện Chư Prông sinh sống. Do bố mẹ làm nghề buôn bán nên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Thương đã thích việc kinh doanh. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp THPT, Thương thi vào Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Quang Trung. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học, Thương về nhà phụ giúp cha mẹ buôn bán, đồng thời tích lũy kinh nghiệm để tính đường khởi nghiệp cho riêng mình. Hơn 1 năm sau, Thương nhờ bố mẹ hỗ trợ vốn để thành lập một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa, xây dựng dân dụng.
Tuy nhiên, khi bắt tay khởi nghiệp, Thương mới nhận thấy hết những khó khăn mà anh phải đối mặt như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Thậm chí, thời gian đầu, khi thi công công trình dân dụng ở ngoài tỉnh, anh còn bị chủ đầu tư lừa mất 300 triệu đồng. Không những không hề chán nản trước khó khăn, thất bại, Thương còn xem đó như một bài học trong nghề và càng quyết tâm với hướng đi đã lựa chọn. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp, Thương chịu khó tìm đến các đơn vị để giới thiệu những lĩnh vực kinh doanh của mình. Anh cũng chọn bắt đầu từ những công trình nhỏ và luôn nỗ lực tạo dựng uy tín, đảm bảo chất lượng khi thi công. Thương cho biết: “Trong công việc cũng như trong cuộc sống, tôi quan niệm phải luôn chân thành và trung thực. Vậy nên, tôi luôn nỗ lực trau dồi kiến thức, làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, giữ chữ tín với khách hàng. Nhờ đó, lượng khách hàng biết đến công ty của tôi ngày càng nhiều hơn”.
Bởi làm ăn rất có trách nhiệm, thực hiện dự án đạt chất lượng cao nên công ty của Thương được đối tác đánh giá cao. Dù mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng công ty đã khẳng định được vị thế trên thị thường với nhiều dự án thiết kế, thi công uy tín, chất lượng ở trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên Ninh Bình có hơn 50 công nhân kỹ thuật và kỹ sư lành nghề làm việc với mức lương 5-15 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2017 đạt gần 23 tỷ đồng, năm 2018 ước đạt trên 30 tỷ đồng.
Không chỉ kinh doanh hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho công nhân, doanh nhân trẻ Hồ Văn Thương còn là người rất quan tâm đến công tác an sinh xã hội ở địa phương. Anh cho rằng, trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp không chỉ thể hiện bằng việc nộp thuế mà còn qua các hoạt động thiện nguyện. Có như vậy, doanh nghiệp mới nhận được sự ủng hộ từ xã hội để phát triển bền vững. Chính bởi suy nghĩ như vậy mà mỗi năm, Công ty TNHH một thành viên Ninh Bình đã chi hàng trăm triệu đồng cho công tác an sinh xã hội. Riêng 2 năm 2017-2018, Công ty đã ủng hộ gần 300 triệu đồng cho các chương trình thiện nguyện trên địa bàn huyện Chư Prông và nhiều địa phương khác trong tỉnh. Thương cũng thường xuyên đến tận những buôn làng xa xôi trong tỉnh để trao những phần quà, những căn nhà tình thương cho hộ nghèo. “Mỗi lần tham gia các hoạt động thiện nguyện, lòng tôi lại thêm ấm lên. Có đi thì tôi cũng mới thấu hiểu hết những khó khăn của bà con”-Thương chia sẻ.
Kinh nghiệm khởi nghiệp của Hồ Văn Thương:
* Không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng.
* Dấn thân để thực hiện ước mơ của mình.
* Nỗ lực tạo dựng uy tín với khách hàng.
Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.