Cử nhân bỏ phố về quê nuôi lợn, trồng cây làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mức lương gần chục triệu/ tháng tại một doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, với một cử nhân mới tốt nghiệp ra trường thì khoản thu nhập này là niềm mong ước của rất nhiều người. Thế nhưng chàng thanh niên Cà Văn Xuân vẫn quyết định nghỉ việc về quê nhà nuôi lợn, trồng cây ăn quả để làm giàu.
Anh Cà Văn Xuân, ở bản Ót Nọi (xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, Sơn La), vốn xuất thân trong một gia đình thuần nông nên anh Xuân luôn nuôi chií làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Vì thế anh đã từ bỏ công việc thu nhập ổn định ở thành phố Hà Nội về nhà nuôi lợn, trồng cây. Quyết định của anh đã bị gia đình, bố mẹ, anh em, hàng xóm phản đối, rằng đi học là để thoát li không phải chân lấm tay bùn, có việc làm ổn định, làm bố mẹ được “mở mày, mở măt”...
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật đàn lợn của anh Xuân con nào, con nấy to béo, khỏe mạnh
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật đàn lợn của anh Xuân con nào, con nấy to béo, khỏe mạnh
Anh Xuân chia sẻ: Năm 2015, tốt nghiệp chuyên ngành Nông nghiệp của Trường Đại học Tây Bắc, anh xin vào làm ở một doanh nghiệp chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi, thú y ở Hà Nội. Đồng lương ổn định nhưng nỗi nhớ quê và khát vọng làm giàu bằng nghề nông thôi thúc. Chính vì thế anh quyết tâm nghỉ việc về nhà, đem những kiến thức đã học được vào áp dụng sản xuất tại gia đình.
“Ngày đầu khởi nghiệp gặp muôn vàn khó khăn, cái khó khăn lớn nhất với tôi là nguồn vốn eo ẹp. Được sự ủng hộ của gia đình, năm 2016, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng, cùng với vốn của gia đình và huy động sự giúp đỡ của anh, em họ hàng, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại và mua con giống.”, anh Xuân chia sẻ.
Vừa làm vừa tiếp tục học hỏi, nâng cao kỹ thuật. Chỉ sau 2 năm, đến giờ trang trại của anh Xuân luôn duy trì 15 con lợn nái, bình quân mỗi năm xuất bán 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa bình quân khoảng 100 - 120 con tùy theo giá cả thị trường, thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng/năm. Nhằm bảo vệ môi trường tận dụng hiệu quả nguồn phân thải, bằng số tiền tích góp anh Xuân tiếp tục đầu tư xây dựng hầm bioga sử dụng công nghệ khí sinh học đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm cho đàn gia súc, giảm sử dụng điện lưới, chủ động điện trong sản xuất.
Hệ thống chuồng nuôi  lợn được xây dựng theo hướng khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất
Hệ thống chuồng nuôi lợn được xây dựng theo hướng khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất
Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi lợn của anh Xuân đều được xây dựng theo hướng khép kín, áp dụng kỹ thuật nuôi theo kiểu đệm lót sinh học nhiều ngăn, có máng ăn, nguồn nước uống tự động. Vốn đầu tư bước đầu tuy cao nhưng hạn chế được sức lao động, nhân công, thuận lợi cho việc chăm sóc đàn lợn.
Nhờ tính chăm chỉ, chịu khó học hỏi anh Xuân không chỉ vững kỹ thuật nuôi mà anh còn làm chủ được công tác thú y. Những công việc như khám, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn đều tự tay thực hiện. Đàn lợn anh lúc nào cũng khỏe mạnh, không bị dịch bệnh.
Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng tại quê nhà rất phù hợp với trồng cà phê, anh tiếp tục cải tạo đất đồi, đầu tư trồng trên 3 ha cà phê, kết hợp trồng xen các cây ăn quả như: Mận hậu, mận tam hoa… Biến những mảnh nương, đồi dốc thành vườn cây xanh ngát, trĩu quả. Nhờ chăm bón tốt, đúng kỹ thuật nên năm nào vườn cây của gia đình anh Xuân cũng cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Điều đáng quý ở anh Xuân là anh không chỉ làm giàu cho gia đình, mà anh còn chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều giúp đỡ bà con trong bản cách làm giàu thoát nghèo.
Ngọc Mai (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.