Chàng trai và những búp bê độc đáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở TP.HCM có Nguyễn Cao Duy, người trẻ theo đuổi đam mê sáng tạo nên những búp bê không đụng hàng.
Búp bê giống người thật
Nguyễn Cao Duy (cựu sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) đã trở thành nghệ nhân sản xuất loại búp bê khớp cầu (cử động nhiều tư thế) có thể biểu lộ cảm xúc và thể hiện được cá tính của người chủ.
Mỗi ngày làm việc 12 giờ, đều đặn ngồi làm khuôn, chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ. Chăm chỉ thế nhưng để làm một con búp bê hoàn hảo, Cao Duy cũng mất khoảng 6 tháng để hoàn thiện. Duy chia sẻ: “Với những người sưu tầm búp bê khớp cầu thì việc chờ đợi vài tháng, có khi vài năm để sở hữu một mẫu búp bê độc đáo là chuyện bình thường. Nhiều hãng sản xuất ở Hàn Quốc, Nhật Bản được làm bằng chất liệu nhựa resine thì nhanh nhất từ 2 - 3 tháng, đợi 6 tháng mới có hàng cũng không hiếm”.
Mỗi ngày Cao Duy làm việc 12 giờ liên tục để theo đuổi niềm đam mê làm búp bê
Mỗi ngày Cao Duy làm việc 12 giờ liên tục để theo đuổi niềm đam mê làm búp bê
Búp bê vũ nữ do Duy làm, có tất cả 33 bộ phận (tay, cổ tay, bàn chân, bụng…) là 33 chiếc khuôn để đúc riêng, sau đó mới ráp nối qua sợi dây để có thể cử động được. Để làm từng chiếc khuôn khá tốn thời gian. Trước khi làm khuôn, Duy phải dành ra vài tuần để có thể tạo nên mẫu sáp tỉ mỉ. Hơn nữa, toàn bộ các công đoạn đều làm bằng tay, phải do chính anh thực hiện, mới có thể tạo hình chính xác các khớp cũng như biểu cảm của khuôn mặt tạo nên cái hồn riêng của búp bê.
Trên thị trường hiện nay, một phiên bản búp bê khớp cầu cỡ nhỏ khoảng 7 cm giá tầm 200 - 300 USD, cao 35 - 40 cm giá từ 700 - 1.200 USD, cá biệt có phiên bản búp bê của Hãng Unchanted có giá 78.000 USD chưa kể các phụ kiện đi kèm. Phụ kiện cho búp bê này thì vô kể, giày đặt riêng theo mẫu giày thật, áo váy, nón, vòng tay, dây chuyền, túi xách… mỗi món từ vài USD cho đến hàng trăm USD. Tại cửa hàng của Duy, một búp bê do Duy tự sáng tạo, làm hoàn chỉnh có giá từ 27 triệu đồng.
4 lần khởi nghiệp thất bại
Cách đây 4 tháng, Cao Duy mới mở lại xưởng làm búp bê của mình, đây là lần thứ 5 anh tái khởi động lại với “nghiệp” làm búp bê khớp cầu. Nhiều người hỏi với kỹ năng làm đồ thủ công, am hiểu vật liệu như Duy có thể đi làm cho những công ty lớn, phụ trách kỹ thuật tạo hình sản phẩm là đủ sống, việc gì phải dồn hết tiền bạc, thời gian cho một công việc bấp bênh, dễ phá sản bất kỳ lúc nào?
Duy trả lời: “Vì đam mê mà theo đuổi. Cứ nhìn những người lớn hiện nay, họ cô đơn, có nhu cầu tìm một người bạn thân để tâm sự, bầu bạn mà không biết chia sẻ cùng ai. Búp bê có thể giúp họ trút mọi nỗi niềm. Họ trang điểm, họ làm đẹp cho búp bê của mình. Chính vì thế, Duy cảm thấy công việc mình đang làm có ý nghĩa, vì giúp cho nhiều người nên vẫn kiên trì theo đuổi”.
Mãi đến lần thứ 5 khởi nghiệp với cùng một công việc, giờ Duy đã có một lượng khách quen đặt hàng ổn định. Duy đang làm một loạt búp bê theo đặt hàng của khách ở Bỉ, Pháp.
Nhiều người bảo rằng công việc bạn đang làm phản ánh những gì bạn từng làm trong quá khứ, ứng với trường hợp của Cao Duy. Từ năm lớp 8, Duy đã học móc len sợi để làm những mẫu khăn, áo đơn giản; vào lớp 10 thì học làm mộc; lớp 11 học làm thợ hàn; vào đại học đi học nặn đất sét, rồi học thiết kế tạo dáng công nghiệp…
Cho đến khi làm búp bê khớp cầu, từng kỹ năng được học trong quá khứ tái hiện, cách thức làm mẫu sáp, làm khuôn, đúc các bộ phận bằng nhựa hay sứ, rồi ráp nối theo khớp, làm phụ kiện trang trí cho búp bê, toàn bộ công đoạn để tạo nên một búp bê hoàn hảo thì Duy đều có thể làm được.
Cao Duy tâm sự: “Dù thị trường ngách, nhưng mình tin rằng với kỹ thuật đã có, đam mê và kiên trì theo đuổi, dù con đường phía trước còn rất dài nhưng mình tin tưởng là giấc mơ đưa búp bê made in Vietnam đi khắp thế giới sẽ thành công”.
Nguyên Trang (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.