Nuôi tôm trên... cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng với sự nghiên cứu, sáng tạo của con người đã biến những điều không thể thành có thể...

Anh Lâm Thanh Hùng và mô hình “Nuôi tôm trên cạn, kết hợp với trồng rau thủy canh”
Anh Lâm Thanh Hùng và mô hình “Nuôi tôm trên cạn, kết hợp với trồng rau thủy canh”



Sau khoảng 5 tháng tự nghiên cứu, mày mò từ khâu thiết kế đến thi công, anh Lâm Thanh Hùng (38 tuổi) đã hoàn thành mô hình “Nuôi tôm trên cạn, kết hợp với trồng rau thủy canh” rất độc đáo.

Từ con đường lộ chính, tôi chạy xe máy men theo con đường bê tông băng qua cánh đồng khô cằn khoảng 3 km mới đến được mô hình độc đáo của Hùng (1456/103/38 Nguyễn Văn Tạo, tổ 1, ấp 4, xã Hiệp Phước, H.Nhà Bè, TP.HCM).

Mô hình là một căn nhà xây bằng những khung sắt. Phía trên nóc nhà và xung quanh được căng bởi những tấm lưới và một lớp bạt ni lông trắng nhằm giảm nhiệt độ của ánh nắng mặt trời và ngăn nước mưa. Phần dưới cùng được thiết kế những khung lồng bằng sắt, sau đó lót những tấm bạt đen dày nhằm tránh rỉ nước ở dưới đáy và xung quanh, tạo thành những cái ao có chiều cao khoảng 1,6 m tính từ mặt rồi cho nước vào để nuôi tôm.

Trong diện tích 300 m2, anh Hùng chừa ra 26 m2 để làm một cái ao dự trữ nước (gọi là ao lắng), phần diện tích còn lại dành để nuôi tôm. “Nhiệm vụ của ao lắng là cung cấp nước khi cần thiết cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên, trước khi cung cấp nước qua ao nuôi, vấn đề trước tiên là phải diệt khuẩn và xử lý nước sao cho nhiệt độ của ao lắng và ao nuôi bằng nhau để tránh tình trạng tôm bị sốc, có nguy cơ chết. Ngoài ra, trong mô hình mình còn sử dụng 2 máy bơm công suất 4 HP được cài đặt mặc định hoạt động luân phiên cách nhau 2 tiếng đồng hồ để cung cấp ô xy liên tục cho ao tôm”, anh Hùng chia sẻ.

Hỏi về ưu điểm của mô hình này, anh Hùng phân tích: “Nuôi tôm theo mô hình này chúng ta dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ dao động thích hợp cho tôm phát triển tốt ở chừng 27 - 28 độ C. Ngược lại, nuôi tôm theo kiểu truyền thống giữa ao ngoài trời thì không thể nào kiểm soát mà mọi thứ phụ thuộc vào thiên nhiên nên rất bấp bênh”.

Mô hình không chỉ thiết kế để nuôi mà còn để trồng rau theo phương pháp thủy canh. Tuy mô hình được xem là “hai trong một” nhưng hệ thống nước tưới rau thủy canh cách biệt hoàn toàn với môi trường ao tôm. Anh Hùng cho biết một năm nuôi được 3 lứa tôm và trồng 10 lứa rau thủy canh, trừ mọi chi phí thì thu nhập được gần 300 triệu đồng.

Lê Thanh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.