Nguyễn Thành Đức: Đi Israel học làm... nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng Trường Đại học Tây Nguyên rồi qua Israel học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, anh Nguyễn Thành Đức (SN 1992, tổ dân phố 1, thị trấn Kbang, huyện Kbang) đã quyết định về quê mở một trang trại ươm cây giống với diện tích gần 3.000 m2. Anh được coi là một điển hình trong phong trào khởi nghiệp của thanh niên huyện Kbang.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà ở tổ 1 (thị trấn Kbang), anh Đức vui vẻ chia sẻ: “Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã thấu hiểu nỗi vất vả của ba mẹ trong việc đồng áng để nuôi con cái ăn học. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, tôi liền đăng ký thi hệ Cao đẳng  bộ môn Khoa học Cây trồng của Trường Đại học Tây Nguyên với hy vọng sau khi tốt nghiệp sẽ đem những kiến thức học được để giúp đỡ gia đình trong sản xuất  nông nghiệp”.

 

Anh Nguyễn Thành Đức. Ảnh: H.Đ.T
Anh Nguyễn Thành Đức. Ảnh: H.Đ.T

Sau khi học xong chương trình cao đẳng, qua các thông tin từ nhà trường và bạn bè, Đức biết Trường Đại học Tây Nguyên chuẩn bị có chương trình trao đổi kiến thức nông nghiệp với Israel, đất nước duy nhất trên thế giới có khả năng biến những sa mạc khô cằn thành đất canh tác nông nghiệp, tạo ra những thay đổi lớn lao cho nền nông nghiệp thế giới. Với mong muốn học hỏi những kiến thức hay từ nền nông nghiệp Israel, Đức liền nộp đơn dự tuyển dù biết khi trúng tuyển phải tự túc toàn bộ kinh phí học tập. Bởi anh xác định, khi qua bên ấy sẽ đi làm thêm để kiếm tiền trang trải việc học. Trong 10 tháng tu nghiệp tại Israel, lĩnh vực mà Đức theo đuổi nghiên cứu là nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể là cách thức chăm sóc các loại rau. Bên cạnh việc học, Đức còn tranh thủ nhận làm thêm ở trang trại nông nghiệp. Điều này không chỉ giúp Đức có tiền trang trải chi phí học tập mà còn tạo điều kiện cho anh nắm bắt thêm các kiến thức về chăm sóc các loại cây trồng.

Sau 10 tháng học tập ở Israel, năm 2015, Đức trở về nước. Với mong muốn học hỏi thêm kinh nghiệm về lĩnh vực nông nghiệp, anh quyết định nộp đơn xin đi thực tập tại Mỹ.

Thế nhưng, sau 1 năm chờ đợi, khi thủ tục đi Mỹ hoàn tất, Đức lại quyết định không đi nữa. Anh chia sẻ: “Một năm ở nhà, tôi tìm hiểu về lĩnh vực ươm cây giống trên địa bàn huyện và nhận thấy có ít người đầu tư làm, trong khi nhu cầu trên thị trường rất lớn. Vì vậy, tôi quyết định chớp lấy thời cơ này, không đi học nữa mà ở nhà đầu tư ươm cây giống”.

Ban đầu, với mảnh vườn rộng 500 m2, Đức thử nghiệm ươm các loại cây giống như: cà phê, bơ, sầu riêng, hồ tiêu. Với phương châm “Vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm”, anh chỉ ươm với số lượng ít. “Khi mới bắt đầu làm, do thiếu kinh nghiệm về chọn đất, ươm giống, che chắn vườn và cách phòng, điều trị bệnh cho cây trồng nên tỷ lệ cây sống đạt thấp”-Đức cho biết. Không nản chí, anh Đức lao vào tìm hiểu thêm kỹ thuật ươm cây giống trên sách báo, internet và đi thực tế tại nhiều vườn ươm trên địa bàn. Theo anh Đức, để có giống tốt, tùy loại hạt giống, loại cây mà có cách làm đất khác nhau. Đối với những cây hạt to thì đất ươm phải xốp, dày hơn so với các loại cây hạt nhỏ như cam, bưởi… Khi hạt vừa lên lá mầm xanh, sâu bệnh hại rất dễ hoành hành nên phải chăm sóc kỹ lưỡng.

 

Kinh nghiệm khởi nghiệp của Nguyễn Thành Đức:

- Để thành công phải đặt uy tín, chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.

- Kịp thời nắm bắt cơ hội.

- Không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức.

Với những kinh nghiệm tích lũy được qua thực tế, dần dần, cây giống do anh Đức ươm phát triển tốt, khách hàng ngày càng đông. Từ mảnh vườn rộng 500 m2 ban đầu, 1 năm sau, anh thuê tiếp 1.000 m2 đất để ươm cây. Đến đầu năm 2018, do lượng cây giống khách hàng đặt tăng lên nhiều, anh đã thuê thêm 2.000 m2  để làm vườn ươm với khoảng hơn 80.000 cây giống các loại. Anh Đức cho biết, năm 2017, anh đã xuất hơn 60.000 cây giống các loại. Ngoài ra, anh còn nhập thêm khoảng 20.000 cây giống cà phê từ Đak Lak về cung cấp cho khách hàng. Ươm cây giống là công việc khá nhẹ nhàng nhưng cho thu nhập tương đối cao, trừ tất cả mọi chi phí, mỗi bì cây giống lời khoảng 60%.

Chia sẻ với tôi, anh Đức cho rằng, khởi nghiệp trong nông nghiệp có nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, mỗi bạn trẻ cần có tư duy sáng tạo và mạnh dạn thử nghiệm để tìm cho mình một hướng đi thích hợp. Đa số thanh niên khởi nghiệp bắt đầu bằng quy mô nhỏ, tuy nhiên phải đặt ra tầm nhìn, lộ trình phát triển trong tương lai để vươn lên.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.