Làm giàu từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ vài chục con dê giống ban đầu, chỉ trong vòng 4 năm, anh Đoàn Văn Thiệu (ngụ P.Phước Thới, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) đã nhân giống thành công và lập ra trang trại nuôi dê quy mô lớn ở miền Tây.

Phất lên từ con dê

Trước đây, anh Thiệu từng làm ruộng, trồng rẫy, nuôi trâu, bò, vịt, gà... nhưng do chưa có kinh nghiệm nên đạt hiệu quả kinh tế không cao. Sau nhiều lần chuyển đổi mô hình làm ăn, vốn liếng anh dành dụm được lần lượt “đội nón ra đi”. Tuy nhiên, ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương vẫn thôi thúc anh tiếp tục đi khắp nơi học hỏi các mô hình chăn nuôi thành công. Sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng đi mới, anh quyết định chọn dê là vật nuôi tiếp theo vì nuôi dê ít tốn vốn đầu tư, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nông nhàn, đặc biệt là giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác.

 

Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của anh Thiệu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của anh Thiệu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2013, anh Thiệu bắt tay vào làm chuồng và mua 16 con dê giống về nuôi. Năm sau, anh tiếp tục mua thêm 30 con dê giống, phát triển thành trang trại nuôi dê để cung cấp nguồn dê thịt và dê giống ra thị trường. Chỉ trong vòng 4 năm tích cực nhân giống và chăm sóc, đàn dê của anh đã tăng lên 750 con, với 400 con thịt và 350 con giống. Hiện anh đang sở hữu trại dê rộng trên 1.500 m2, nuôi 4 giống dê, gồm: dê lai, dê Boer, dê Bách Thảo và dê Saanen. Tiếng tăm của trại ngày một vang xa, lượng khách hàng không ngừng tăng lên nên đầu ra luôn ổn định.

Anh Thiệu cho biết dê giống từ 2 - 3 tháng tuổi, cân nặng 16 - 25 kg/con là có thể xuất chuồng. Mỗi tháng anh xuất bán khoảng 100 con dê giống các loại, giá dao động từ 130.000 - 140.000 đồng/kg, còn dê thịt có giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Cộng với tiền bán sữa và phân dê, mỗi năm nguồn thu nhập từ trại dê của anh lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, anh còn thuê 5 lao động để lo việc sổ sách kế toán, giao hàng cũng như làm công việc cắt cỏ, cho dê ăn, vệ sinh chuồng trại…

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi dê

Theo anh Thiệu, để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi dê rất quan trọng, từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bệnh; chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh, định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho dê.

Hằng ngày anh Thiệu cho dê ăn 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều; thức ăn chủ yếu là cỏ và bã đậu nành. Cỏ được anh trồng trên mảnh đất trống sau nhà, còn bã đậu nành thì mua với giá 1.000 đồng/kg tại các cơ sở làm tàu hũ. Ngoài ra, anh còn cho dê ăn thêm một số phụ phẩm như: bã bia, xơ mít, chuối cây...

Những người cùng làm nghề nuôi dê thường gọi anh Thiệu là “thầy mùi” vì anh rất “mát tay” trong nghề chăn nuôi loài vật này. Anh Thiệu cho biết cách phối giống dê cũng khá đơn giản, chú ý không được dùng dê giống cận huyết, luôn ghi chép kỹ lưỡng quá trình phối giống cũng như sinh sản của dê.

Ngoài mô hình nuôi dê nhốt chuồng, anh Thiệu còn kết hợp chăn nuôi heo rừng, nuôi cừu lấy thịt. Hiện anh có trong tay hơn 20 con heo rừng, hàng chục con cừu và đang chuẩn bị tăng đàn. “Tôi sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho những ai muốn tìm hiểu về mô hình nuôi dê nhốt chuồng; đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên vào nghiên cứu làm đề tài và học hỏi kinh nghiệm”, anh Thiệu nói.

Duy Tân/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.