Nuôi ong mật thu lãi trăm triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau nhiều năm gầy dựng, anh Ngô Quốc Thanh đã phát triển được 250 đàn ong lấy mật, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Duyên nợ với nghề nuôi ong của ông Ngô Đại Đồng (76 tuổi) và con trai Ngô Quốc Thanh (41 tuổi, ở thôn 1, xã Đăk Mar, huyện Đak Hà, Kon Tum) bắt đầu từ năm 1995. Năm đó, vào mùa cà phê ra hoa cuối năm, ông Đồng cho một người ở tỉnh Gia Lai mượn 1,2 ha cà phê để nuôi ong mật. Vài tháng sau, thấy khách đến mua mật ong nườm nợp dưới tán cà phê ngay trước mắt, ông Đồng nghĩ: Họ không có rẫy cà phê mà nuôi ong được, mình có rẫy cà phê sao không làm? Nghĩ vậy, ông Đồng xin chủ trại ong nọ cho con trai Ngô Quốc Thanh (khi đó 22 tuổi) đi theo học nghề.

 

Anh Ngô Quốc Thanh kiểm tra một cầu ong nuôi.
Anh Ngô Quốc Thanh kiểm tra một cầu ong nuôi.

Hơn một năm rày đây mai đó với chủ trại ong, anh Thanh học được nhiều điều từ nghề nuôi ong và trở về bắt tay vào công việc. Bỏ ra 30 triệu đồng, anh mua của chủ trại 50 thùng ong làm giống, trong đó mỗi thùng có 9 cầu, mỗi cầu có khoảng 3.000 con ong mật và một ong chúa. Đầu năm 1997, anh Thanh bán mật ong được 30 triệu đồng, huề vốn, nhưng lãi là có thêm 50 thùng ong nữa.

"Nuôi ong mật nhìn vậy nhưng không dễ, vốn đầu tư không nhỏ cùng với bao nhiêu rủi ro khác nữa. Di chuyển đàn ong về nơi nào, nếu không đi "trinh sát" trước, đặt ong xuống vùng người dân mới phun thuốc bảo vệ thực vật, thì chỉ 3 ngày là bầy ong chết sạch", anh Thanh kể. Vì những khó khăn đó nên năm 1998 anh Thanh đành bán đàn ong để chuẩn bị thêm kiến thức, vốn và kỹ thuật nhằm ôm mộng “làm ăn lớn”.

Xây dựng thương hiệu mật ong

Đến năm 2000, sau khi đã tự tin, anh Thanh bán hơn 1 ha cà phê và gom toàn bộ vốn tích lũy được bắt đầu nuôi ong trở lại. Nắm vững cách tách bầy, tạo và nuôi ong chúa nên bầy ong phát triển mỗi ngày một đông đúc. Hơn nữa, sau mỗi năm nuôi anh Thanh lại bỏ ra 50% tiền lãi để đầu tư vào ong. Nhờ vậy, đến nay anh đã có 250 đàn ong mật.

Anh Thanh nói, ngoài mưu sinh, nuôi ong phải thấy lý thú và yêu lũ "cánh ngắn" mới làm được. Mỗi năm, di chuyển bầy ong gần thì ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, xa là miệt Cà Mau đến tận Hưng Yên. Cứ hoa ở đâu là ong về đó và chủ trại mất 8 tháng xa nhà, ăn ngủ cùng bầy ong…

Bên trại 250 đàn ong vừa đưa về huyện Đak Hà (Kon Tum) nửa tháng nay, anh Thanh cho biết sẽ tạm dừng lại với số đàn này để tập trung nâng năng suất, vì nếu tách thêm bầy thì sẽ tốn nhiều tiền đầu tư. Anh tiết lộ, nhờ năng suất khá nên nghề nuôi ong cũng sống khỏe: năm nào huề vốn đạt chừng 4 tấn mật, cao là 8 - 10 tấn. Những năm giá mật ong cao, doanh thu bán ra đến trên 500 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Lập, Chánh văn phòng UBND huyện Đak Hà, cho biết cách đây vài năm khi còn làm Bí thư Đảng ủy xã Đak Mar, thấy được hiệu quả kinh tế nên chính ông đã khuyến khích gia đình anh Thanh phát triển nghề nuôi ong lấy mật. "Đến nay, địa phương đã chọn sản phẩm mật ong nuôi của anh Ngô Quốc Thanh xây dựng thành thương hiệu mật ong Đại Thanh, xã Đak Mar. Sản phẩm này đại diện uy tín cho xã bán ra thị trường, đảm bảo chất lượng", ông Lập cho biết.

Phạm Anh/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.