Nguyễn Thị Kim Giang: Tạo dựng thương hiệu từ son môi "ăn được"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ sở hữu vẻ đẹp rạng ngời, quyến rũ, Nguyễn Thị Kim Giang còn là người có tính tự lập cao, thông minh, sắc sảo và giàu đam mê. Trải qua nhiều thử thách, cô hiện là chủ thương hiệu mỹ phẩm SHI được đông đảo giới trẻ quan tâm.

Trong một lần lướt facebook, tôi tình cờ đọc được thông tin về một sản phẩm son môi “ăn được”. Qua tìm hiểu thì được biết chủ nhân của sản phẩm này là Nguyễn Thị Kim Giang-một cô gái sinh năm 1991. Nhờ sự giới thiệu của một người bạn ở Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, một sáng đầu tuần, tôi hẹn gặp Giang.

 

Nguyễn Thị Kim Giang. Ảnh: H.Đ.T
Nguyễn Thị Kim Giang. Ảnh: H.Đ.T

Gian truân khởi nghiệp

Bên ly cà phê, Giang cho biết, cô sinh ra và lớn lên tại xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. Ba mẹ Giang là người gốc Quảng Nam. Sau khi tốt nghiệp THPT, Giang thi vào Khoa Kế toán của Trường Cao đẳng Nghề TP. Hồ Chí Minh. Ra trường, cô được nhận vào Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm TH True Milk-Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Từ một nhân viên, sau gần 3 năm làm việc, Giang được tín nhiệm đề bạt làm cửa hàng trưởng.  

Đầu năm 2016, Giang xin chuyển công tác về Gia Lai cho gần gia đình và được Công ty giao giữ chức Cửa hàng trưởng Chi nhánh Gia Lai. Với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng và một vị trí đáng mơ ước đối với nhiều người song Giang vẫn nung nấu ý định tìm một hướng khởi nghiệp cho riêng mình. Vậy là cô tranh thủ thời gian vào TP. Hồ Chí Minh đăng ký học lớp kiến thức nền về khởi nghiệp do một chuyên gia uy tín giảng dạy. Một thời gian sau, cô quyết định nộp đơn xin nghỉ việc ở Công ty TH True Milk trong sự ngạc nhiên của mọi người.

Sau khi nghỉ việc, Giang quay lại TP. Hồ Chí Minh tìm hướng khởi nghiệp. Tuy nhiên, giữa chốn phồn hoa đô thị, cô không biết mình phải làm gì và bắt đầu từ đâu. Trong thời gian này, với năng khiếu làm bong bóng nghệ thuật, Giang nhận làm cho các đơn vị tổ chức sự kiện. Qua facebook, nhiều bạn đề nghị Giang dạy lại cách làm bong bóng nghệ thuật. Cô đồng ý mở lớp dạy cho các bạn trẻ để kiếm tiền sinh sống trong lúc tìm kiếm hướng đi mới.

Trong một lần dùng son môi, Giang tình cờ nảy ra ý nghĩ: Tại sao mình không nghiên cứu để sản xuất loại son không ảnh hưởng đến sức khỏe? Bởi cô thấy, hầu hết các loại son trên thị trường đều có một lượng chì nhất định, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Với suy nghĩ đó, Giang mày mò lên mạng tìm hiểu các nguyên liệu để sản xuất son môi rồi đặt mua nguyên liệu ở nước ngoài về tự mày mò pha trộn.

Bước đầu, Giang làm thử vài thỏi son, sau đó lên facebook hướng dẫn các bạn cùng làm để sử dụng. Được bạn bè khuyến khích, Giang tìm đến một công ty mỹ phẩm để học cách làm bài bản, sau đó tìm gặp các chuyên gia về sản xuất son môi nổi tiếng trong nước để học hỏi. Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, Giang về pha chế và sản xuất thử nhưng sản phẩm son môi đợt đầu làm ra không đạt yêu cầu. Không nản lòng, cô tiếp tục lao vào tìm hiểu, nghiên cứu. Khi đã vững tin vào khả năng thành công, Giang quyết định vay mượn tiền của bạn bè để nhập nguyên liệu từ Pháp và Mỹ. Ngoài ra, cô còn sử dụng nguyên liệu tại địa phương rồi hợp đồng với một công ty chuyên sản xuất mỹ phẩm để gia công cho sản phẩm của mình.

Thành công từ sự đam mê và dấn thân

Lô sản phẩm đầu tiên của Giang là 1.000 cây son môi. Để quảng bá sản phẩm, ngoài việc nghiên cứu về mẫu mã, Giang còn quyết định đặt tên sản phẩm là SHI với hàm nghĩa là sự tỏa sáng. Chỉ trong thời gian ngắn, Giang đã bán hết lô sản phẩm đầu tiên. Thấy người dùng có phản hồi tích cực, Giang tiếp tục đầu tư nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm và quyết định sản xuất với số lượng lớn. Đến nay, chỉ sau hơn 2 tháng đưa sản phẩm ra thị trường, hơn 10 ngàn thỏi son môi nhãn hiệu SHI của Giang đã được tiêu thụ. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, sang trọng, chất lượng đảm bảo, sản phẩm của Giang được nhiều bạn trẻ đón nhận. Hiện Giang đã có đại lý ở 38 tỉnh, thành phố với 90 người tham gia phân phối sản phẩm.

Nhìn lại chặng đường khởi nghiệp đầy gian truân, Giang chia sẻ: “Bất kể thành công nào, dù lớn hay nhỏ, đều không dễ dàng có được mà đòi hỏi phải có sự đam mê, nỗ lực. Tôi tin rằng, SHI đã mang đến niềm tin cho khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và lợi ích tốt nhất”. Giang cho biết thêm, làn môi phụ nữ vốn mong manh và nhạy cảm. Họ lại luôn tiếp xúc nhiều với mỹ phẩm nên làn môi dễ bị tổn thương. Hiểu và đồng cảm, cô quyết tâm tạo ra một dòng mỹ phẩm tốt và phù hợp với làn môi phụ nữ châu Á, nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

 

Kinh nghiệm khởi nghiệp của Nguyễn Thị Kim Giang:
- Chấp nhận dấn thân với con đường đã chọn.
- Uy tín, chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu.
- Luôn giữ được ngọn lửa đam mê trong công việc.

Tôi tò mò hỏi Giang vì sao sản phẩm son môi của cô lại ăn được. Giang cười và cho biết: Vì son SHI được làm từ 100% nguyên liệu thiên nhiên, không có hóa chất, không chất bảo quản nên khi khách hàng sử dụng sản phẩm bám theo thức ăn hoặc bám theo nước uống sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Giang cho biết thêm, hiện nay, sản phẩm của cô đã được đăng ký thương hiệu. Một tin vui nữa là dù mới chỉ ra mắt thị trường hơn 3 tháng nhưng son môi SHI đã được bình chọn là thương hiệu xuất sắc năm 2017 trong một chương trình do Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Khoa học Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam và Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.