Lê Thị Trường Chinh-Ước mơ đưa nông sản sạch ra thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Các hiệp định thương mại đã ký kết hoặc kết thúc đàm phán đang mở ra cánh cửa lớn cho nông sản Việt vươn ra thị trường thế giới. Nhưng thực tế, con đường này không trải hoa hồng, đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo, chủ động”. Đây là chia sẻ của chị Lê Thị Trường Chinh-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên An Cát Lợi ( 335 Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku).

Gặp chúng tôi khi vừa từ miền Bắc trở về, chị Lê Thị Trường Chinh vui vẻ cho biết: “Tôi vừa ký kết hợp đồng với một đối tác về nông sản sạch Tây Nguyên gồm cà phê, hồ tiêu, trà và măng khô trị giá khoảng 7 tỷ đồng. Đây là hợp đồng có giá trị nhất từ khi thành lập công ty đến nay”.

 

Chị Lê Thị Trường Chinh. Ảnh: H.Đ.T
Chị Lê Thị Trường Chinh. Ảnh: H.Đ.T

Nữ doanh nhân 34 tuổi này cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở Gia Lai. Sau khi tốt nghiệp THPT, chị thi vào Khoa Tài chính của Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng. Tốt nghiệp đại học, chị vào làm việc tại Công ty Nệm Vạn Thành-Chi nhánh Tây Nguyên. 10 năm sau, khi đã phấn đấu lên đến chức vụ Giám đốc Chi nhánh, chị lại xin nghỉ để bắt đầu đảm trách vị trí phụ trách vùng Tây Nguyên của Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam-một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp. Sau 3 năm làm việc tại Home Credit, với mong muốn được về gần nhà để tiện chăm sóc gia đình, chị xin vào làm ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)-Chi nhánh Gia Lai.

Làm việc tại ngân hàng này được 1 năm, chị nhận thấy vùng đất Tây Nguyên dồi dào nguồn nông sản, nhưng lâu nay bà con nông dân chỉ bán thô, trong sản xuất vẫn còn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Chị suy nghĩ, tại sao mình không tận dụng thế mạnh này để đưa nông sản sạch Tây Nguyên ra thị trường trong nước và thế giới. Nghĩ là làm, chị xin nghỉ việc ở ngân hàng để ra ngoài mở công ty riêng. Tháng 9-2016, Công ty TNHH một thành viên An Cát Lợi chính thức đi vào hoạt động. Để các sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chị liên kết với các hộ nông dân trên địa bàn Tây Nguyên thông qua các mô hình hợp tác xã, mỗi hợp tác xã khoảng 30 hộ dân sản xuất theo quy trình sạch mà công ty đưa ra. Ngược lại, công ty cung cấp phân bón và hướng dẫn quy trình chăm sóc,  thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường 20%.  

Sau khi tạo ra các sản phẩm sạch, một khó khăn lớn lại đến với Công ty An Cát Lợi là khâu tiêu thụ. Nguyên nhân là các sản phẩm sạch, thuần tự nhiên này có giá thành cao và do không dùng chất bảo quản nên thời hạn sử dụng ngắn. Trước những khó khăn đó, chị quyết định tập trung vào thị trường các thành phố lớn và khu du lịch, công ty nước ngoài. Với vốn kiến thức tích lũy từ những năm công tác và học tập, chị cất công đi tìm các đối tác là các công ty lớn và có uy tín như Công ty Delta của Nhật, các công ty của Nga, Hàn Quốc... Đáp lại những nỗ lực không mệt mỏi của chị là những hợp đồng mới. Hiện nay, ngoài cung cấp cho một số đối tác nước ngoài thì sản phẩm của Công ty An Cát Lợi cũng được bày bán ở một số hệ thống siêu thị lớn trong toàn quốc. Các sản phẩm mang thương hiệu An Cát Lợi đều có chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Chia tay trong buổi chiều muộn, chị Lê Thị Trường Chinh chia sẻ: Việc nhiều công ty Việt Nam đầu tư sản xuất nông sản sạch đã khẳng định, nông nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận cao nếu đi đúng hướng. Tuy nhiên, việc tạo ra nông sản sạch mới chỉ là một nửa câu chuyện. Lợi thế thực sự của nông nghiệp Việt Nam phải ở khâu chế biến. Do vậy, muốn vươn ra thị trường toàn cầu, cần giải bài toán chế biến và làm thương hiệu để nâng cao giá trị nông sản. Vấn đề là làm thế nào để tạo ra được giá trị đó.

 

Kinh nghiệm khởi nghiệp của Lê Thị Trường Chinh:

* Phải có chiến lược quản trị lâu dài.
* Xây dựng cho mình một thương hiệu riêng.
* Phải kiên trì và bền chí.

Đây là câu chuyện từ đồng ruộng đến bàn ăn, không phải chỉ bàn ăn trong nước mà cần vươn ra toàn cầu. Muốn như vậy, với những nguyên liệu đạt chất lượng, chúng ta phải chế biến, đóng gói theo khẩu vị, thói quen tiêu dùng của khách hàng, sản phẩm phải đạt được các chuẩn mực theo đẳng cấp quốc tế. Như vậy, đây là “cuộc chơi” của thương hiệu. Muốn đưa được nông sản Việt ra nước ngoài, chúng ta phải chế biến và xây dựng được những thương hiệu có giá trị toàn cầu. Đây cũng là mong muốn của tôi khi xây dựng một thương hiệu riêng cho nông sản sạch Tây Nguyên.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.