Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải Nhân tài Đất Việt 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối 16-11, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Nhân tài đất Việt (NTĐV) 2017. Đây là năm thứ 13 liên tiếp, Giải thưởng NTĐV được tổ chức.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017



Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; cùng đông đảo lãnh đạo các bộ, ngành; các nhà khoa học và sinh viên các trường ĐH cùng những thí sinh tham gia cuộc thi NTĐV 2017. Ghi nhận và đánh giá cao thành công của Giải thưởng NTĐV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi lẵng hoa chúc mừng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc mừng những thành công Giải thưởng NTĐV.

Giải thưởng NTĐV 2017 ở lĩnh vực CNTT có tổng cộng 289 sản phẩm dự thi với các lĩnh vực ứng dụng rất đa dạng từ lĩnh vực hành chính công, chính phủ điện tử, cho tới thương mại điện tử, giáo dục, giao thông, bất động sản, quy hoạch…

Sau khi chấm sơ khảo, đã có 17 sản phẩm xuất sắc vòng thi chung khảo. Kết quả cuối cùng, chỉ có một giải nhất (trị giá 100 triệu đồng) ở nhóm sản phẩm CNTT Tiềm năng. Đó là sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe” của nhóm tác giả ĐH Duy Tân (Hà Nội). Ở lĩnh vực CNTT, Giải thưởng NTĐV còn có 2 giải nhì, 4 giải ba, 4 giải khuyến khích và 1 giải vì sự phát triển cộng đồng.

Giải thưởng NTĐV 2017 ở lĩnh vực Khuyến tài được trao cho 3 đề án: “Máy nông nghiệp đa năng, có các chức năng đào cỏ, xới đất, đánh rãnh, tự tra lân, tra ngô lấp đất và vun ngô, bơm nước, phát điện, kéo rơ moóc, phun thuốc trừ sâu cho cây ăn quả” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (thôn Pà Nim, xã Cường Lợi, Na Rì, Bắc Kạn); “Máy cày đa năng (gồm 4 chức năng liên kết cày, phay, tời và bơm nước)” của tác giả Vũ Văn Dũng (xóm 2, Phương Tri, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình); “Máy cấy lúa đa năng không dùng động cơ” của tác giả Trần Đại Nghĩa (thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, Thái Bình).

Ở lĩnh vực KH-CN, Giải thưởng NTĐV 2017 (trị giá 100 triệu đồng) được trao cho công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo kính quan sát đêm tầm xa cho biển đảo” của KS Đoàn Ngọc Hiệp và KS Nguyễn Văn Thắng (Xí nghiệp 23, Nhà máy Z199, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng).

Giải thưởng NTĐV 2017 ở lĩnh vực Y Dược (trị giá 100 triệu đồng) được trao cho 2 công trình: “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ và nâng cao chất lượng dân số” của GS-TS Cao Ngọc Thành và các cộng sự Trường ĐH Y Dược Huế; “Nghiên cứu triển khai ghép thận từ người cho tim ngừng đập” của nhóm tác giả Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh.

Giải thưởng NTĐV 2017 (trị giá 100 triệu đồng) ở lĩnh vực Môi trường thuộc về công trình “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn” của TS Nguyễn Ngọc Sinh và các cộng sự thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong 13 năm qua, Giải thưởng NTĐV đã thu hút hàng ngàn tài năng CNTT, hàng trăm nhà khoa học tham gia. “Tại lễ trao giải NTĐV 2017 hôm nay, tôi muốn gửi đến các tài năng Việt Nam trong mọi lĩnh vực một lời kêu gọi: Một xã hội học tập và sáng tạo không ngừng chính là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của một chính phủ kiến tạo và hành động.


Những quyết tâm của Chính phủ cần phải được hiện thực hóa bằng những giải pháp sáng tạo, những kế hoạch, phương án hàm chứa trí thức thời đại và trí tuệ Việt Nam”-Thủ tướng nhấn mạnh.

Trần Bình (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.