'Than không khói' là quán quân dự án khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Than không khói được làm từ các loại phế thải nông nghiệp như xơ gáo dừa, các loại củi… bảo đảm "4 không": không khói, không mùi, không nổ và không chất kết dính hóa học.

Than không khói đã bắt đầu thương mại hóa thành công
Than không khói đã bắt đầu thương mại hóa thành công



Vượt qua 30 dự án trong chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp lần 3, dự án sản xuất than không khói đã thuyết phục ban giám khảo để giành giải nhất với giải thưởng 50 triệu đồng sau 2 ngày tranh tài tại hội trường Dinh Độc Lập tối 28-10.

Dự án của nhóm Lê thị Hiền (công ty cổ phần khoa học công nghệ R2D) sử dụng máy xay, đùn, trộn than hay nồi nấu canh khuấy trong sản xuất. Nguyên liệu được tận dụng từ nguồn phế thải nông nghiệp như gáo dừa, vụn than củi, than mùn cưa.

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tự động hóa đã giúp nhóm dự án này tạo được sản phẩm than không khói, không mùi, không hóa chất, không nổ an toàn và đóng gói tiện lợi cho người sử dụng.

Nhờ đó, than thành phẩm có thể dùng trong các nhà hàng nướng. Phụ nữ sau khi sinh cũng dùng được nhờ độ an toàn cao.

Hiện dự án cũng đã bắt đầu thương mại hóa thành công, nhóm tập trung xây dựng, đẩy mạnh hàng hóa ra thị trường và xuất khẩu ra các nước có giá trị chất lượng cao như châu Âu, Mỹ, Nhật, đồng thời phát triển thị trường nội địa. Hiện sản phẩm này đã cung ứng cho một số hệ thống nhà hàng nướng lớn tại TP.HCM.

Theo nhóm, trong 6 tháng tới, nhóm sẽ ra mắt bếp điện dùng than không khói. Người sử dụng chỉ cần cắm điện, bếp sẽ tự động châm lửa mồi than, sau 5-10 phút là có than để nướng mà không cần phải cặm cụi mồi lửa.


 

Các nhóm dự án khởi nghiệp tại buổi trao giải
Các nhóm dự án khởi nghiệp tại buổi trao giải



Theo đánh giá của đại diện ban giám khảo, điểm ghi nhận trong cuộc thi này là các dự án đều có tính sáng tạo, đổi mới trong việc sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng dự án với quyết tâm đóng góp những điều hay, tích cực đối với cộng đồng được thể hiện rất rõ.

2 giải nhì, trị giá 20 triệu đồng/giải thuộc về các dự án máy nông nghiệp đa năng Thành Ngân của Nguyễn Văn Tuấn, Bắc Kạn và dự án sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ nuôi tôm thâm canh của Trần Phúc Hậu, Bến Tre.

Các dự án vườn sinh thái Ngọc Trà của Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thái Nguyên và hồ tiêu ngũ sắc của Lại Thị Bích, Gia Lai đồng hạng 3 với giải thưởng 15 triệu đồng/giải.

Ban tổ chức còn trao 5 giải khuyến khích trị giá 10 triệu đồng/giải. 7 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số đã nhận được học bổng về Tăng cường năng lực kinh doanh IYB do Ủy ban dân tộc & Tổ chức lao động quốc tế trao tặng.

Ngoài ra, 11 dự án đã nhận được học bổng là chuyến tập huấn, tham quan mô hình "Một làng một sản phẩm (OTOP)" tại Thái Lan. Các dự án này bám sát với lĩnh vực nông nghiệp, khai thác tốt nguồn tài nguyên bản địa, do đó tạo được ấn tượng đối với ban giám khảo.

Khởi nghiệp Nông nghiệp là cuộc thi thường niên do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phồi hợp cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức từ năm 2015.

Mục đích của cuộc thi nhằm hỗ trợ những dự án khởi nghiệp có tính khả thi, có yếu tố phát triển bền vững, có tính cộng đồng cao và có thể phát huy hiệu quả tốt.

Như Bình (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.